Hành, tỏi là hai nguyên liệu phổ biến nhất được sử dụng trong nhà bếp, mang thêm hương vị đặc biệt cho món ăn, vậy hành tỏi mọc mầm có ăn được không?
Nguyên nhân chính khiến hành tỏi mọc mầm là do độ ẩm.
Cùng với hương vị thơm, hành và tỏi cũng có một số lợi ích sức khỏe. Hành là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, vitamin B6, kali và folate, trong khi tỏi rất giàu vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan.
Hành và tỏi là những nguyên liệu quan trọng trong nhà bếp, nên chúng ta có xu hướng tích trữ nhiều. Điều này dẫn đến việc một số hành và tỏi bị mọc mầm xanh khi để lâu trong tủ đựng thức ăn.
Nguyên nhân chính khiến hành tỏi mọc mầm là do độ ẩm. Thực tế, hành và tỏi là để phát triển thành cây mới, vì vậy việc nảy mầm là điều đương nhiên với chúng. Chúng không phát triển cho đến khi có điều kiện thích hợp để nảy mầm, và khi đã có, sự phát triển của chúng mới bắt đầu.
Theo các chuyên gia, hành tỏi mọc mầm vẫn ăn được, song có thể bị xốp, ọp đi do các chất dinh dưỡng được sử dụng để nuôi mầm. Hương vị thơm ngon của hành tỏi cũng mất đi ít nhiều nhưng chúng hoàn toàn không có độc và không gây hại gì.
Nếu bạn không muốn ăn mầm, chỉ cần tách hành tỏi làm đôi và loại bỏ phần chồi. Cần kiểm tra chúng xem có nấm mốc hay không trước khi tiếp tục chế biến.
Mẹo bảo quản hành tỏi không bị mọc mầm
Bảo quản hành tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tối, có không khí lưu thông tốt để ngăn chúng phát triển. Bạn cũng có thể bẻ củ tỏi thành từng tép và cất ở nơi mát, tối, thoáng gió. Hãy nhớ rằng nếu chúng đã mọc mầm, chúng sẽ thối rữa nhanh hơn nhiều.
Nên giữ hành tỏi tách biệt với các loại trái cây và rau khác, vì quá trình chín của chúng tạo ra khí ethylene khuyến khích hành tỏi mọc mầm.
Theo VTC News