Đây là lời cảnh báo được Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - ông Surin Pitsuwan đưa ra ngày 30-11.
Hộ chiếu mới của Trung Quốc có in “đường lưỡi bò” (trong vòng tròn) phi lý chỉ khiến hình ảnh
của nước này ngày càng xấu đi
Một loạt các hành động gần đây của Trung Quốc như đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu, cho phép lực lượng cảnh sát biển từ ngày 1-1-2013 được xông lên khám xét và truy đuổi tàu thuyền nước khác hoạt động trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông... đang gây ra những lo ngại đối với các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Hành động ngang ngượcTờ China Daily - tờ báo chính thức của Trung Quốc ngày 1-12 đưa tin, nước này vừa ban hành luật cho phép lực lượng cảnh sát tuần tra biên giới quyền được xông lên khám xét và truy đuổi tàu thuyền nước khác hoạt động trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Theo đó, "luật" mới này của Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1-1-2013 sẽ cho phép lực lượng cảnh sát ở tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc xông lên lục soát và chiếm giữ những tàu nước khác mà nước này tuyên bố là “đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc một cách bất hợp pháp”. “Cảnh sát cũng có quyền bắt các con tàu này phải chấm dứt hành trình và đổi hướng”.
Tuy nhiên, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu sự lo ngại của các nước đối với kế hoạch này, Bắc Kinh đã nói rằng, nước này “rất coi trọng” sự tự do hàng hải ở Biển Đông - vùng biển chứa một số trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngày 1-12 đã từ chối cung cấp thông tin chi tiết về luật mới trên cũng không cho biết cụ thể thế nào là “hành động đi lại bất hợp pháp” của tàu thuyền các nước khác ở Biển Đông. "Tất cả các nước đều có tự do hàng hải ở Biển Đông tuân theo luật quốc tế... Hiện tại, không có vấn đề gì" - ông Hồng Lỗi cho biết đồng thời nói thêm rằng, Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp với các nước láng giềng thông qua đàm phán. Khi được hỏi về kế hoạch cho lực lượng cảnh sát xông lên tàu thuyền của các nước khác khám xét, ông Hồng Lỗi cho biết, việc quản lý các vùng biển theo luật là “quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền”.
Diễn biến trên diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang nổi giận trước việc Trung Quốc hôm 22-11 thông báo đưa bản đồ nước này, trong đó có cả những vùng lãnh thổ tranh chấp vào trong hộ chiếu phổ thông cấp cho người dân.
Cộng đồng quốc tế lo ngại
Động thái mới nhất của Trung Quốc có thể châm ngòi cho các cuộc xung đột hải quân và làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong khu vực. Đây là lời cảnh báo được Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - ông Surin Pitsuwan (Xu-rin Pít-xu-oăn) đưa ra ngày 30-11. Theo ông Pitsuwan, kế hoạch trên của Trung Quốc là “một bước ngoặt rất nghiêm trọng” trong diễn biến tình hình ở Biển Đông. "Nó chắc chắn sẽ làm tăng mức độ lo ngại của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những bên cần tiếp cận, đi lại và cần sự tự do ở khu vực biển này” - ông Surin Pitsuwan cho Reuters biết qua điện thoại từ Thái Lan. Trong phát biểu sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ, Tổng Thư ký ASEAN Pitsuwan cảnh báo, kế hoạch của Trung Quốc có thể gây ra một vụ việc lớn làm ảnh hưởng đến niềm tin vào khu vực Đông Á - một đầu tàu kinh tế của thế giới.
Hành động trên cũng vấp phải sự phản ứng gay gắt của Philippines (Phi-líp-pin). "Điều này không chỉ gây lo ngại cho Philippines mà cho cả cộng đồng quốc tế”, ông Raul Hernandez (Ra-un Hét-nan-đéc), phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố. Quân đội Philippines có phản ứng quyết liệt hơn và cho rằng luật mới của Trung Quốc “đã đi quá xa”. “Điều đó là không thể chấp nhận được. Đó là sự vi phạm các quyền quốc tế. Điều đó đã đi quá giới hạn. Trong khi chúng tôi đang cố tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp thì họ lại ngang ngược làm việc đó” - Trung tướng Hải quân Juancho Sabban (Hoan-cô Xáp-ban), Chỉ huy các lực lượng vũ trang phía tây Philippines sáng 1-12 cho biết.
Trước đó, động thái đưa “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu của Trung Quốc đã vấp phải một làn sóng phản đối mạnh mẽ và cả những động thái trả đũa của các nước trong khu vực gồm Philippines, Việt Nam, Ấn Độ và vùng lãnh thổ Đài Loan. Việt Nam và Philippines kiên quyết không đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc trong khi Ấn Độ đáp trả bằng cách tiến hành cấp thị thực mới cho công dân Trung Quốc. Thị thực này được in hình bản đồ của Ấn Độ trong đó bao gồm đầy đủ những phần lãnh thổ đang nằm trong tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc. Mỹ cũng tuyên bố không công nhận bản đồ mới gây tranh cãi mà Trung Quốc cho in lên hộ chiếu. Washington (Oa-sinh-tơn) cảnh báo, nước này sẽ đưa vấn đề hộ chiếu mới ra thảo luận với Bắc Kinh bởi đây là vấn đề đang gây “căng thẳng và lo ngại” trong khu vực.
ạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động. Các tỉnh Bắc Bộ từ chiều tối 24-7 có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Thượng viện Mỹ cam kết ủng hộ Nhật Bản "vụ Senkaku"
Ngày 1-12 (giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua văn bản bổ sung một dự luật tái khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc liên quan đến quần đảo Senkaku (Xen-ca-cu) mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong bối cảnh Washington cố gắng đối phó với các nỗ lực thách thức sự quản lý của Nhật Bản với quần đảo này từ phía Bắc Kinh. Văn bản tái khẳng định cam kết của Mỹ với Nhật Bản theo Hiệp ước hợp tác và an ninh song phương Mỹ - Nhật và cảnh báo một cuộc tấn công vũ trang vào bên nào trong các vùng lãnh thổ mà Nhật Bản quản lý sẽ vi phạm các điều khoản của Hiệp ước này.
|
PHƯƠNG LINH(tổng hợp)