Hàn Quốc hiện phải đối mặt với một vấn đề đau đầu. Đó là mỗi năm có hàng nghìn người, chủ yếu ở độ tuổi trung niên, đã qua đời một mình và chỉ được phát hiện sau đó nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
"Những cái chết cô đơn" là một hiện tượng phổ biến ở Hàn Quốc mà chính phủ nước này đang cố gắng chiến đấu chống lại trong nhiều năm qua khi dân số đang già đi nhanh chóng.
Theo hãng tin CNN, đó là "những cái chết cô đơn". Đây là một hiện tượng phổ biến ở Hàn Quốc mà chính phủ nước này đang cố gắng chiến đấu chống lại trong nhiều năm qua khi dân số đang già đi nhanh chóng.
Theo luật pháp Hàn Quốc, "cái chết cô đơn" được định nghĩa là một người nào đó sống một mình, xa cách gia đình hoặc người thân, qua đời do tự vẫn hay bệnh tật, và thi thể của họ sau một thời gian nhất định mới được tìm thấy.
Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của cả Hàn Quốc trong thập niên qua khi số người chết cô đơn ngày càng tăng. Các yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Hàn Quốc, khoảng cách về phúc lợi xã hội, nghèo đói và sự cô lập với xã hội... Tất cả đều trở nên rõ ràng hơn kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Báo cáo số liệu do Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc công bố hồi tuần trước cho thấy, năm 2021, ở nước này có 4.478 người qua đời trong cô đơn, tăng từ mức 2.421 người vào năm 2017. Đây là báo cáo đầu tiên được công bố kể từ khi Hàn Quốc ban hành Đạo luật Quản lý và Ngăn chặn cái chết cô đơn vào năm 2021. Theo đạo luật, việc cập nhật được tiến hành 5 năm một lần để giúp xây dựng các chính sách ngăn chặn cái chết cô đơn.
Số nam giới chết trong cô đơn cao gấp 5,3 lần so với nữ giới trong năm 2021, tăng gấp 4 lần so với trước kia
Dù những cái chết cô đơn ảnh hưởng tới nhiều người thuộc các nhóm nhân khẩu học khác nhau, song báo cáo cho thấy đàn ông trung niên và cao tuổi có nguy cơ đặc biệt cao. Số nam giới chết trong cô đơn cao gấp 5,3 lần so với nữ giới trong năm 2021, tăng gấp 4 lần so với trước kia.
Những người ở độ tuổi 50 và 60 chiếm tới 60% số ca tử vong trong cô đơn vào năm ngoái. Những người ở độ tuổi 20 và 30 qua đời trong cô đơn cũng chiếm 6% đến 8%. Số người qua đời một mình ở độ tuổi 40 và 70 cũng khá nhiều.
Báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc không đi vào nguyên nhân, song hiện tượng này đã được nhà chức trách Hàn Quốc tìm hiểu trong nhiều năm nhằm tìm cách hỗ trợ tốt nhất những người dễ bị tổn thương.
Hàn Quốc là một trong số các quốc gia châu Á, gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự suy giảm nhân khẩu học, với việc người dân sinh ít con hơn và sinh con muộn hơn.
Theo Vietnamnet