Trò chuyện với PV, hai ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng trẻ nhất là Nguyễn Thanh Nghị và Nguyễn Xuân Anh trao đổi khá thẳng thắn, cởi mở những suy nghĩ, dự định về công việc và cả những chuyện riêng.
Ông NguyễnThanh Nghị và Nguyễn Xuân Anh cùng tuổi 35, cùng được bầu vào Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI. Cả hai đều xuất thân từ gia đình truyềnthống cách mạng. Ông Nghị là con trai lớn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngvà ông Anh là con trai lớn của nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên chủnhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Nguyễn Văn Chi.
* Ông NGUYỄN THANH NGHỊ (Phó Hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh):
“Tôi chưa có ý định chuyển công tác”
Ông Nguyễn Thanh Nghị (trái) và ông Nguyễn Xuân Anh |
Trả lời PV về công việc hiện nay, ông Nghị nói:
- Từ lúc học đại học, tôi đã thích làm công tác chuyênmôn và giảng dạy. Môi trường giảng dạy rèn cho mình rất nhiều. Tốtnghiệp Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, tôi được giữ lại trường làm việc,giảng dạy một thời gian rồi đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở Mỹ. Sau đó quayvề trường giảng dạy liên tục từ năm 2006 đến nay.
* Ông có thể cho biết vì sao mình được đề cử vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng dù không phải là đại biểu dự Đại hội Đảng?
- Tôi xin cảm ơn các đại biểu tín nhiệm đề cử tôi. Cácđại biểu có trao đổi với tôi họ muốn giới thiệu những người trẻ, đượcđào tạo bài bản. Tôi tôn trọng các ý kiến đó nhưng không nghĩ mình sẽtrúng cử vì nghe nói có rất nhiều ứng cử viên. Tôi nghĩ làm chính trịkhông đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại.
* Nếu bây giờ có lời đề nghị chuyển sang một việc khác, ông sẽ trả lời như thế nào?
- Nếu tổ chức có ý định thì mình là đảng viên sẽ phảichấp hành. Thật ra, tôi chưa có ý định chuyển công tác, chỉ muốn đượclàm chuyên môn.
* Theo ông, trí thức trẻ hiện nay có quan tâm đến chính trị?
- Dư luận đang lo trí thức trẻ không quan tâm nhiềuđến chính trị. Tôi không cho rằng giới trẻ thờ ơ, chỉ biết lo cho cuộcsống của riêng mình. Tuổi trẻ Việt Nam với nhiệt huyết và khát vọng củamình đang đồng hành cùng sự phát triển của đất nước. Ở đây đòi hỏi cảhai phía, các bạn trẻ phải phấn đấu rèn luyện và tổ chức phải tạo điềukiện, tin tưởng, đào tạo và sử dụng thế hệ trẻ.
* Ông có thường trao đổi với cha ông - hiệnđứng đầu Chính phủ - về những vấn đề ông cảm thấy bức xúc, chẳng hạnnhư cải cách giáo dục?
- Tất nhiên là có và khá thoải mái, nhưng phải có cơsở. Tôi thường trao đổi với ba tôi về nhiều vấn đề chứ không chỉ nhữngvấn đề liên quan đến giáo dục. Tất cả trao đổi, phản ảnh đều được batôi lắng nghe và phản hồi.
* Đang công tác trong ngành giáo dục, theo ông, cần làm gì để nâng chất giáo dục đại học?
- Cái đáng phải giải nhất là nguồn nhân lực chưa đápứng được yêu cầu. Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi, phải đầu tưcơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật chội, quá thiếu thốn. Thứ hai,phải đầu tư cho người thầy vì chất lượng thầy thấp thì không thể đàotạo trò giỏi. Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trìnhgiảng dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.
Theo tôi, để nâng chất lượng cho giáo dục đại học cầntăng nguồn lực đầu tư, đặc biệt từ xã hội, chứ không thể trông cậy vàongân sách nhà nước. Và phải có chính sách hợp lý hơn cho người thầy,chứ thầy cô hiện nay chìm ngập trong các giờ giảng, không còn thời giannghiên cứu hay làm gì khác.
"Tôi nghĩ làm chính trị không đơn giản. Trước mắt mình phải làm tốt công việc hiện tại" NGUYỄN THANH NGHỊ
* Với xu hướng tự chủ đại học, là lãnh đạo Trường Kiến trúc, ông có đòi quyền tự chủ cho trường?
- Lãnh đạo Trường Kiến trúc đã có ý kiến về tự chủ củatrường trong nhiều cuộc họp, nhưng với điều kiện phải được tự chủ thậtsự để nâng chất lượng của trường lên. Nếu trường không tự nâng chất sẽkhó khăn vô cùng khi bị cạnh tranh. Người ta kiểm định sẽ đánh giá đượcngay chất lượng trường. Đây là yêu cầu cấp thiết để trường tồn tại vàphát triển đáp ứng yêu cầu mới.
* Xin hỏi thật ông rằng thành công trong công việc của ông hiện nay là do năng lực bản thân hay nhờ truyền thống gia đình?
- Nhờ cả truyền thống gia đình và nỗ lực của bản thântôi. Nếu được nâng đỡ mà làm một việc không được, làm hai việc khôngxong... thì làm sao đứng vững được, đặc biệt trong công tác chuyên môn,giảng dạy. Theo tôi, truyền thống gia đình là nền tảng nhưng không thểlấy đó làm sự nâng đỡ và trong các ngành nghề chuyên môn thì không thểnâng đỡ được. Sức ép dư luận về truyền thống gia đình càng làm bản thântôi có động lực phấn đấu làm việc tốt hơn.
* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng cũng có một bộ phận bạn trẻ thích được nâng đỡ hơn thích cạnh tranh?
- Nói đến tuổi trẻ là nói đến nhiệt huyết, khát vọngvà dấn thân, đối mặt thách thức. Tôi cho rằng không dám đối mặt, cọ xáttrong môi trường cạnh tranh thì không thể khẳng định mình được. Dựa vàosự nâng đỡ có thể sẽ an toàn trong một giai đoạn nào đó, nhưng lâu dàisẽ bất ổn, sẽ thất bại vì không ai có thể nâng đỡ mình mãi mãi được.Trường đại học Kiến trúc TP.HCM tuyển giảng viên công khai, rõ ràng vàkhắt khe lắm. Có những chỗ nào tù mù người ta thắc mắc ngay. Không thểtuyển những người không đủ năng lực chuyên môn.
* Ngoài công việc, ông dành thời gian rảnh rỗi cho những việc gì?
- Tôi phải đọc sách rất nhiều, đặcbiệt là sách kỹ thuật. Thầy tôi ở nước ngoài thấy có sách hay thườnggửi về cho tôi. Đọc vừa bổ sung kiến thức chuyên môn vừa rèn tiếng Anh.Tôi phụ trách phần đối ngoại của trường, phải làm việc thường xuyên vớikhách quốc tế. Ngoài thời gian dành cho gia đình, tôi thích chơi quầnvợt với bạn bè.
_________________________
* Ông NGUYỄN XUÂN ANH (Bí thư Quận ủy Liên Chiểu, TP Đà Nẵng):
“Tôi chưa bao giờ giới thiệu là con ông này, ông kia”
* Thưa ông, ông cảm thấy thế nào lúc nghe công bố trúng cử?
- Tôi hạnh phúc, bất ngờ vì ủy viên Trung ương dựkhuyết chỉ bầu lấy 25 người mà có tới 61 ứng cử viên. Số dư rất cao(144%) nên rõ ràng việc trúng cử không phải dễ dàng, dù bản thân tôinằm trong danh sách được Ban Chấp hành Trung ương khóa X giới thiệu. Xuhướng của Đại hội Đảng toàn quốc muốn trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
* Ông chuẩn bị gì để đảm đương công việc sau khi đứng vào hàng lãnh đạo cao cấp của Đảng?
- Tôi đã kinh qua nhiều vị trí công tác, từ phó giámđốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư thành phố, về làm phó chủ tịch quận, phóbí thư quận ủy rồi bí thư quận ủy. Dù có vào Trung ương hay không vớitư cách người đứng đầu Đảng bộ quận, tôi phải làm việc hết sức mìnhphục vụ sự nghiệp chung.
* Ông có nghĩ mình sẽ chịu thử thách lớn hơn ở vai trò mới?
- Rõ ràng được bầu vào Trung ương là vinh dự nhưngtrách nhiệm cũng nặng nề hơn, nhiều áp lực hơn. Mình phải làm sao xứngđáng chứ không phải vào Trung ương rồi tự mãn.
* Ông từng làm báo, vì sao ông chuyển sang làm chính trị?
"Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là con ông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ mà anh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm" Nguyễn Xuân Anh |
-Thứ nhất đó là truyền thống gia đình. Thứ hai, bản thân tôi nghĩ chínhtrị là lĩnh vực mà mình yêu thích. Ba tôi hồi 41 tuổi đã là ủy viênTrung ương chính thức, bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng. Sau khi duhọc ở Canada về, tôi làm báo tại TP.HCM gần tám năm. Tôi là con trai cảnên ba mẹ muốn tôi quay về làm việc ở quê hương Đà Nẵng.
* Cha ông có truyền bí quyết cho ông?
- Ba tôi chỉ khuyên làm lãnh đạo phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết và vị trí càng cao càng phải gương mẫu.
* Là một lãnh đạo trẻ, ông nghĩ cần phải trang bị thêm những gì để có thể đảm đương công việc?
- Tôi nghĩ mình cần phải hoàn thiện chứ không hài lòngvới thực tại. Tôi được đào tạo bài bản hơn so với thế hệ trước vì thờibình có điều kiện thuận lợi hơn. Nhưng kiến thức là vô cùng nên phảitiếp tục nghiên cứu học tập và tích lũy kinh nghiệm.
* Ông đặt mục tiêu cụ thể gì cho bản thân trong tương lai?
- Bây giờ người ta trông vào mình khác ngày xưa. Họnhìn xem ông này thể hiện như thế nào nên phải ráng làm tốt hơn, chứbằng trước họ sẽ không chấp nhận. Tôi chưa nghĩ 10 năm sau sẽ làm gì,chỉ tâm niệm rằng mỗi ngày qua đi phải cố gắng đóng góp nhiều hơn. Tấtnhiên, đã là ủy viên dự khuyết thì mình phải nỗ lực để trở thành ủyviên chính thức. Nhưng đấy là cố gắng theo hướng tích cực chứ khôngphải chạy chọt. Còn nếu chưa hoàn thành nhiệm vụ, chưa đủ “chín” thìtiếp tục dự khuyết hoặc thậm chí không được tín nhiệm tham gia Trungương nữa.
* Tại Đại hội Đảng vừa qua, ông quan tâm đến những vấn đề gì?
- Ai tham dự đại hội cũng quan tâm đến định hướng pháttriển đất nước và công tác nhân sự. Hai vấn đề này không chỉ đại biểumà người dân cũng quan tâm. Tôi nghĩ định hướng phát triển kinh tế năm2011-2020 cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ nói đến năm 2020 nướcta cơ bản trở thành nước công nghiệp thì nhiều người cho rằng không dễ.Mức thu nhập 3.000 USD/người thì chưa bằng Thái Lan bây giờ, mà TháiLan vẫn chưa phải là nước công nghiệp thật sự. Về nhân sự, tôi cho rằngđại hội đã thể hiện rõ ý chí trẻ hóa vì có những ứng cử viên dự khuyếttuổi hơi lớn đã không được bầu.
* Bây giờ có thể nói ông đã thành công bướcđầu, trong đó có bao nhiêu phần trăm nỗ lực bản thân, bao nhiêu dotruyền thống gia đình?
- Tôi không phủ nhận truyền thống gia đình góp mộtphần hết sức quan trọng vào thành công của tôi. Nhưng bên cạnh đó là nỗlực rất lớn của bản thân tôi. Tôi chưa bao giờ giới thiệu tôi là conông này, ông kia. Nói thật người ta có đưa cho anh chức này, chức nọ màanh làm không được thì dân cũng không tín nhiệm. Do đó tôi nghĩ tráchnhiệm của mình nặng nề hơn người khác.
* Là cán bộ trẻ làm công tác Đảng, ông có cảm thấy khô khan?
- Ở nước ta, Đảng lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện. Côngtác Đảng là đề ra đường lối, chủ trương đòi hỏi mình phải suy nghĩ nêncũng có cái lý thú của nó. Thật ra công tác Đảng không khô khan nhưnhiều người tưởng và đừng nghĩ tới lợi ích kinh tế mới làm tốt được.
* Ngoài công việc, chắc ông vẫn có thời gian vui chơi giải trí?
- Tôi dành nhiều thời gian đọc sách về công tác xâydựng Đảng, sách về chính trị, về khả năng lãnh đạo, kinh tế và những gìliên quan tới tình hình thế giới. Tôi không thuốc lá, bia rượu, cà phê,chỉ có chơi một môn thể thao là quần vợt. Thời gian rảnh rỗi còn dànhcho vợ con.
(Nguồn Tuổi trẻ)