Hải Dương: Bão số 1 gây nhiều thiệt hại

28/07/2016 04:21

Từ đêm 27 và sáng 28-7, bão số 1 đã gây gió mạnh kèm theo mưa to trên địa bàn tỉnh Hải Dương.





Bão số 1 suy yếu; Bão số 1 gây mất điện trên diện rộng; Cảnh báo lũ, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc; Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó với bão số 1; Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương.

* Sáng 28-7, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Kim Thành cho biết đêm 27 và rạng 28-7, bão số 1 gây mưa và gió to làm nhiều diện tích rau màu hè thu trên địa bàn huyện bị hư hại... Khu C của huyện bị thiệt hại nặng nhất, nhiều diện tích dưa hấu, củ đậu đang đến kỳ thu hoạch bị táp lá, ớt, ngô bị gẫy, đổ, bật gốc...

Mặc dù chưa xảy ra ngập úng nhưng trời đang mưa to nên khả năng ngập úng cục bộ có thể xảy ra. Phòng NN-PTNT huyện chỉ đạo các địa phương chủ động các biện pháp phòng chống mưa úng. Hạt Quản lý đê huyện kiểm tra các tuyến đê, kè xung yếu, chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị tốt phương án "4 tại chỗ" để đối phó khi tình huống xấu xảy ra. Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi triển khai các biện pháp bơm, gạn nước đệm, tiêu úng, tập trung vào những vùng từng xảy ra ngập úng cục bộ và vùng có diện tích rau màu lớn. Cũng trong sáng 28-7, Kim Thành thành lập các đoàn đi kiểm tra công tác phòng chống mưa úng tại các xã trên địa bàn huyện.

* Tại TP Hải Dương, rạng sáng 28-7 mặc dù lượng mưa không lớn nhưng gió giật cấp 7 đã khiến một số cây xanh bị gãy cành, nhiều cây bật gốc. Hệ thống pa nô hộp trên một số tuyến đường bị xộc xệch, vỡ, nhiều băng rôn bị gió giật đứt. Khu vực công viên Bạch Đằng có nhiều cây xanh bị gẫy đổ.



Cây xanh trong công viên Bạch Đằng đoạn gần nút giao thông Tam Giang bị bật gốc

Ngay từ sáng sớm, Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương đã bố trí nhân viên dọn dẹp, thu dọn cành cây trong công viên và một số đường xung quanh như Đoàn Kết, Trần Hưng Đạo, Thanh Niên, Cựu Khê.



Pa nô hộp trên đường Trần Hưng Đạo, đoạn gần ngã ba Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thiện Thuật bị gió giật đổ



Bão cũng giật đổ nhà chờ xe buýt

* Đến 7 giờ 45 ngày 28-7, lượng mưa  đo được trên địa bàn huyện Cẩm Giàng ước đạt 60 mm. 40 ha ngô tập trung ở các xã Đức Chính, Cẩm Văn bị đổ, gãy. Huyện yêu cầu 19 xã, thị trấn tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa sau bão, tổ chức bơm tiêu nước chống ngập úng diện tích lúa mới cấy, rau màu vụ hè thu ở các vùng thấp, vùng trũng và các khu vực nuôi thủy sản tập trung.

* Sáng 28-7, đồng chí Bùi Văn Thăng, Chủ tịch UBND huyện Nam Sách trực tiếp đi kiểm tra công tác ứng phó với mưa sau bão số 1 tại các xã Thái Tân, Minh Tân, Nam Tân và Điện lực Nam Sách. Tại 2 xã Minh Tân, Thái Tân có hàng chục ha lúa gieo vãi đã bị ngập trong khi nước vẫn đang dồn về nhiều. Do ảnh hưởng của gió lớn nên trên địa bàn huyện mất điện trên diện rộng. Đến 9 giờ cùng ngày, các trạm bơm trên địa bàn huyện vẫn chưa vận hành được để bơm tiêu úng. Các thành viên của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn đang kiểm tra các công trình đê, kè, cống, các trọng điểm chống lụt bão, các vị trí công trình đê điều, bãi sông đang bị sạt lở chưa được xử lý, các công trình còn đang thi công để có giải pháp ứng phó phù hợp.

* Theo Phòng Kinh tế hạ tầng thị xã Chí Linh, thiệt hại do mưa bão trên địa bàn thị xã không đáng kể ngoại trừ một số cây lấy gỗ, cây ăn quả, hoa màu bị đổ. Các diện tích lúa mới cấy cũng không bị ngập úng, chỉ có một số diện tích ngô của nông dân bị gió làm đổ nghiêng. Nước tại các hồ, đập, mương ngòi trên địa bàn thị xã đều ở mức thấp. Sáng 28-6, thị xã Chí Linh đã tổ chức 2 đoàn kiểm tra tình hình mưa bão.



Nhiều diện tích ngô của bà con nông dân Chí Linh bị đổ nghiêng



Nhiều cây bóng mát cũng bị bão bẻ gẫy

* Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh, bão số 1 làm một số địa phương mất điện đã ảnh hưởng đến việc tiêu úng cho lúa và rau màu. Lượng mưa lớn nhất được ghi nhận ở Thanh Miện tới 136 mm. 100 ha rau màu ở xã Phạm Kha bị dập nát. Một số diện tích rau màu, lúa mùa mới cấy ở xã Lê Hồng, Tứ Cường bị ngập. Để hạn chế thấp nhất tình trạng ngập úng, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện tháo gạn nước ra sông để khắc phục.

* Đến 9 giờ 30 ngày 28-7, tổng lượng mưa đo được tại huyện Tứ Kỳ khoảng 120mm. Toàn huyện có 1.800 ha lúa mới cấy bị ngập úng, trong đó có 800 ha bị ngập trắng, tập trung nhiều ở các xã Nguyên Giáp, Tiên Động và Tái Sơn; 400 ha cây rau màu hè thu ở các xã Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Minh Đức... cũng bị ngập; 30 ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối bị gẫy đổ. Mưa to kèm gió lớn đã khiến 42 nhà ở, bếp, chuồng trại chăn nuôi của nhiều hộ dân, lán xe của Trường Tiểu học xã Tiên Động, nhà văn hóa thôn Cự Đà (xã Phượng Kỳ) bị tốc mái; 15 cột điện bị gẫy đổ, nhiều cây xanh ven đường giao thông bị đổ ngã.



Gió bão quật đổ nhiều cây ven đường tỉnh 391

2 giờ ngày 28-7, huyện Tứ Kỳ bị mất điện cục bộ. Các trạm bơm chống úng chủ lực như Đò Neo (xã Đại Đồng), Bình Hàn (xã Cộng Lạc), Cầu Dừa (xã Văn Tố), Nguyên Giáp (xã Nguyên Giáp) bị tê liệt, không thể bơm tiêu úng. Nguyên nhân do đường dây 35kV từ TP Hải Dương đi Tứ Kỳ gặp sự cố. Ngay trong đêm, Điện lực Tứ Kỳ đã huy động tất cả quân số cùng máy móc thiết bị để khắc phục sự cố nhưng đến 10 giờ cùng ngày vẫn chưa sửa xong.



Bão số 1 quật đổ chuối của bà con nông dân ở Tứ Kỳ


* Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Hà, đến 10 giờ ngày 28-7, toàn huyện có gần 45.000 cây chuối bị gió bão làm đổ gãy, tập trung ở các xã Thanh Hải, Phượng Hoàng và Tân Việt; hơn 7.300 cây đu đủ của các xã Thanh Hồng, Thanh Cường và Việt Hồng bị gió quật đổ; 9 ha ổi ở các xã Thanh Xuân, Liên Mạc bị nghiêng, gãy cành. Một số diện tích bưởi cũng bị ảnh hưởng.



Nhiều vườn chuối của bà con ở Thanh Hà bị gió bão quật đổ

Ngay trong sáng 28-7, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Thanh Hà đã thành lập đoàn kiểm tra tình hình thiệt hại tại các xã Thanh Xuân, Liên Mạc, Thanh Hồng và kiểm tra một số điểm đê điều xung yếu. Xí nghiệp Khai thác công trình thuỷ lợi huyện tiếp tục gạn tháo nước đệm để đề phòng ngập úng, đặc biệt ở khu Hà Đông.

* Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Miện cho biết do ảnh hưởng của bão số 1, lượng mưa đo được trên địa bàn huyện tính đến 10 giờ ngày 28-7 lên đến 153mm, gây ngập úng khoảng 2.100 ha lúa. Mưa lớn cũng khiến 170 ha rau màu bị dập nát, thiệt hại từ 70% trở lên.



Bà con nông dân Thanh Miện bơm tiêu úng cho diện tích cây rau màu

UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn khuyến cáo người dân tập trung thu hoạch diện tích rau màu bị dập nát, tận thu rau màu còn sử dụng được để giảm bớt thiệt hại. Toàn huyện đang bị mất điện nên huyện yêu cầu các trạm bơm tiêu úng phải sẵn sàng bơm gạn khi có điện trở lại.

* Đến 10 giờ 30 ngày 28-7, huyện Bình Giang có 2.500 ha lúa bị ngập, có nơi ngập sâu cách mặt lá lúa 5-10 cm. 7 xã có nhiều lúa bị ngập là Thúc Kháng, Tráng Liệt, Thái Dương, Thái Hòa, Tân Hồng, Vĩnh Hồng và Hùng Thắng. Hầu hết các trạm bơm trên địa bàn huyện đều không hoạt động được do mất điện, chỉ có 2 trạm bơm Cầu Sộp và  Mòi có điện và đang hoạt động hết công suất. 




Nhiều diện tích lúa ở Bình Giang bị ngập

Sáng sớm 28-7, huyện Bình Giang tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra và đôn đốc các đơn vị liên quan triển khai ngay các phương án "4 tại chỗ" để tiêu thoát úng; các trạm bơm được yêu cầu vận hành hết công suất khi có điện trở lại, trước mắt mở hết các cống tiêu thoát nước cho những nơi bị ngập nặng.

* Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, tính đến 10 giờ ngày 28-7, toàn huyện có 440 ha lúa và rau bị ngập úng. Trong đó, 350 ha lúa ở các xã Thống Nhất, Thống Kênh, Gia Hòa bị đổ và ngập úng nặng; 90 ha rau vụ hè thu mới trồng ở các xã Yiết Kiêu, Tân Tiến và Gia Hòa bị ngập úng, dập nát khả năng phục hồi không cao.



​Cột phát sóng viễn thông cao 42 m ở thôn Đông Thương, xã Đồng Quang (Gia Lộc)
bị gió bão quật đổ


Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện Gia Lộc đã triển khai các phương án phòng chống úng theo kế hoạch. Ở những nơi có khả năng xảy ra ngập úng cao, đơn vị chủ động gạn tháo, sử dụng máy bơm dã chiến để tiêu úng; các địa phương thường xuyên kiểm tra theo dõi hệ thống cống dưới đê để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

 * Sáng 28-7, trên địa bàn huyện Kinh Môn chưa xảy ra tình trạng ngập úng nhưng bão số 1 đã khiến hơn 20 ha rau màu chủ yếu là dưa hấu, dưa lê của bà con nông dân bị ảnh hưởng. Lượng mưa trên địa bàn huyện đo được 57 mm, làm hơn 10 ha trà lúa mùa muộn ở các khu trũng bị ngập 3/4 cây. 25 ha chuối ở các xã Thượng Quận, Minh Hòa và Hiến Thành bị gẫy đổ. UBND huyện Kinh Môn chỉ đạo các xã, thị trấn bám sát tình hình thời tiết, có các kế hoạch ứng phó kịp thời, khẩn trương bơm, gạn nước nếu nước trong nội đồng tăng.

* Tại huyện Nam Sách, tính đến 15 giờ ngày 28-7, mưa bão đã gây ngập úng cục bộ một số diện tích lúa gieo vãi, làm dập nát 60 ha cây rau màu các loại; 68 cây lâu năm, hơn 3.000 cây chuối, đu đủ bị gãy đổ; 836 m2 nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi tốc mái, hư hỏng nặng. Mưa bão cũng đã gây ra 5 điểm sự cố trên lưới điện 35kV, 15 cột điện hạ áp bị gãy đổ, gây mất điện trên toàn địa bàn huyện.



Lãnh đạo huyện Nam Sách trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng cơn bão số 1

Các lồng nuôi cá trên sông được bảo đảm an toàn, do trước khi cơn bão số 1 tràn qua, huyện đã chỉ đạo các xã tập trung kiểm tra, tuyên truyền, vận động các chủ lồng thực hiện các biện pháp an toàn về người và gia cố lồng bè, kiểm tra đường điện dẫn xuống các lồng cá.

* Đến 16 giờ ngày 28  - 7, toàn bộ diện tích lúa bị ngập tại huyện Kim Thành đã được bơm gạn. Nông dân các địa phương tích cực khắc phục ảnh hưởng của cơn bão, ổn định sản xuất trở lại. Trước đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 vào đêm 27 rạng ngày 28 - 7 kèm theo mưa và gió to khiến 473,7 ha lúa, rau màu và cây ăn quả trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng. Trong đó 232,7 ha dưa hấu, củ đậu, ngô, ớt, 11 ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối bị táp lá, gẫy, đổ. Huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương triển khai các biện pháp bơm gạn nước, tiêu úng.

Bão số 1 gây mất điện trên diện rộng




Một số cột điện đường dây đường dây 35kV 373 E8.14 bị đổ nghiêng

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương, gió to kèm mưa lớn khiến 46 đường dây trung áp xảy ra sự cố, gây mất điện ở tất cả 12 huyện, thành phố, thị xã. Các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ, Bình Giang và Ninh Giang mất điện hoàn toàn. Các địa phương còn lại mất điện một phần. Đặc biệt, đường dây 35kV 373 E8.14 bị gián đoạn khi 2 cột 17, 18 bị đổ và 2 cột 16, 19 bị nghiêng.

Đến 7 giờ ngày 28-7, Điện lực Hải Dương đã khôi phục và cấp điện trở lại 14 đường dây trung áp, 32 đường còn lại dự kiến khôi phục xong trước 16 giờ cùng ngày. Việc dựng lại cột hạ thế và xử lý sự cố lưới hạ thế dự kiến phải mất 2 ngày. Hiện chưa có thống kê đầy đủ về thiệt hại do bão số 1 gây ra.

PV


Bão số 1 suy yếu




Bão số 1 gây mưa lớn, gió mạnh tại Thái Bình - Nam Định


Do ảnh hưởng của bão số 1, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8-9, vùng ven biển cấp 10, gió giật mạnh cấp 10-13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-10; ở Hà Nội có gió giật mạnh cấp 6-7. Trong 12-18 giờ vừa qua, ở các tỉnh ven biển Đông Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Nam Định 160mm, Ninh Bình 210mm, Thái Bình 200mm, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 180mm, Hưng Yên 155mm, Chi Nê (Hòa Bình) 220mm...

Sáng 28-7, sau khi đi vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Hồi 11 giờ ngày 28-7, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 21,0 độ vĩ Bắc; 105,2 độ kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/h). Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng ở vùng trũng thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Việt Bắc và Tây Bắc. Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 1 này.


Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Sáng 28-7, hàng loạt cây cối ngã đổ trên các tuyến đường Hà Nội đè lên xe ôtô. Cây đổ kèm theo gió giật mạnh xe cộ di chuyển gặp nhiều khó khăn. Đã có người bị thương do cây đổ.

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây xanh ở phố Hai Bà Trưng đè lên xe taxi

Thông tin ban đầu cho biết người bị thương do cây đổ ở phố Chùa Bộc (Q. Đống Đa) đã được đưa đi cấp cứu.

Ghi nhận tại hàng loạt tuyến phố như Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Quý Đức, Lê Văn Lượng, Nguyễn Tuân, Hoàng Minh Giám… cây gãy đổ nằm la liệt dọc vỉa hè.

Nhiều nơi như phố Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, hàng chục cây xanh trồng chưa lâu đã bị gió quật trơ gốc nằm thành hàng.

Ngay trong sáng cùng ngày lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội đã được huy động tối ta tới các chốt giao thông để phân làn.

Lực lượng công ty cây xanh cũng đã có mặt  tại các vị trí cây đổ để giải phóng lòng đường. Nhiều tuyến đường đang bị cấm để cưa cây xanh. 

Báo cáo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai TP Hà Nội cho biết, tính đến sáng 28-7, khu vực nội thành có một số điểm ngập úng 0,2 - 0,3m - mức ngập không lớn trên đường Phạm Văn Đồng, Mạc Thị Bưởi, Minh Khai tại chân cầu Vĩnh Tuy, Hoàng Mai, Nguyễn Chính, Thanh Đàm, Trường Chinh.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của Công ty TNHH Công viên Cây Xanh Hà Nội, đến sáng 28-7, số lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố rất nhiều và hiện vẫn chưa thống kê xong về số lượng.  

Riêng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai huyện Mỹ Đức báo cáo đã có 130 cây trên địa bàn huyện bị đổ, 4 hộ gia đình bị tốc mái, 1 nhà xưởng tốc mái, 6 cột điện trung thế đổ và 7 ha cây hoa màu bị ngập.

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một cây lớn bị bật gốc tại phố Đào Tấn

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một số người phải dừng xe giữa đường do gió quật quá mạn

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một cột đèn chiếu sáng bị cây kéo gãy đổ

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây đổ chắn ngang đường khiến nhiều người dân phải chui qua những cành cây lớn

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một chiếc xe ô tô bị cây đè lên nóc

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây xà cừ cổ thụ bung rễ chắn ngang đường Ngọc Hà


Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Đoạn ngã tư Hai Bà Trưng - Quang Trung, chiếc taxi Hoàn Kiếm bị cây đổ đè bẹp dúm, chưa rõ tài xế ra sao

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây xanh đè lên xe taxi

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Nhiều xe máy bị quật ngã trên đường

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây xanh đổ trên phố Chùa Bộc làm một người bị thương

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Xe máy bị quật ngã trên đường


Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Hàng loạt cây xanh gãy đổ trên nhiều tuyến phố Hà Nội

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Hàng loạt cây xanh gãy đổ nằm la liệt dọc vỉa hè

Trước mắt, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai TP yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các quận, huyện, thị xã, các sở, ngành, các doanh nghiệp thủy lợi, Công ty TNHH Công viên cây xanh Hà Nội, công ty TNHH Thoát nước, CSGT, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội tiếp tục theo dõi hoàn lưu của cơn bão số 1, sẵn sàng chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết.

TP Hà Nội cũng yêu cầu Công ty Điện lực Hà Nội khẩn trương kiểm tra, khắc phục sự cố điện tại các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, ứng Hòa; đảm bảo cấp điện cho dân sinh và các trạm bơm tiêu úng.

Ngoài ra, các đơn vị tiếp tục thường trực 24/24 giờ, tiếp tục cập nhật kịp thời các thông tin về cơn bão số 1, ứng phó với các tình huống do cơn bão số 1 gây nên và báo cáo kịp thời kết quả thiệt hại do thiên tai gây ra về Văn phòng Ban chỉ huy phòng chông thiên tai TP.

Bão số 1 quét vào Nam Định, thiệt hại lớn về tài sản

Trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Nam Định, cơn bão số 1 ảnh hưởng đến người dân sinh sống trên địa bàn, gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhà cửa.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ, tại vùng biển Quất Lâm, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, do trận mưa lớn và gió giật mạnh trong đêm 27-7  khiến nhiều ngôi nhà dân, nhà hàng kinh doanh bị tốc mái, cây cối bị đổ chắn ngang đường, dây điện bị đứt gây mất điện cục bộ trên địa bàn.

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Sáng 28-7, người dân tại thị trấn Quất Lâm có mặt tại bờ biển Quất Lâm, thị trấn Quất Lâm,
huyện Giao Thủy để khắc phục tình hình thiệt hại

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Cây cối bật gốc do ảnh hưởng của cơn bão số 1, dây điện bị đứt ngang đường

Ông Đỗ Văn Vịnh, ở thị trấn Quất Lâm, cho biết: “Không ngờ bão chuyển hướng mạnh như vậy. Do không chủ động tháo dỡ nên mái tôn, mái lá bị gió tốc hết. Khoảng 700 tấm bờ-rô bị bay trắng, biển hiệu bay đến mấy trăm mét. Gần chục người trong nhà tôi chạy bão hết, mình tôi ở lại đây”.

Nhìn ngôi nhà mái đổ ngổn ngang, bà Cao Thị Thắm, thị trấn Quất Lâm thở dài nói: “Nhà hàng của tôi bị tốc hết mái lá, mái bờ-rô, còn ngôi nhà trong lợp mái ngói cũng bị tốc một phần”.

Ngoài ra nhiều ruộng rau màu như vừng đen, ruộng dưa... của các hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Ông Cao Bá Đoán, trú ở xã Nâm Tân, thị trấn Quất Lâm cho hay hiện 2,5 sào vừng tươi của gia đình bị thiệt hại hết do bão quét vào.

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một người phụ nữ cho hay, toàn bộ hệ thống mái của nhà hàng bị gió thổi bay hết

Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng, đồn trưởng đồn biên phòng Quất Lâm, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy cho biết, trên địa bàn Quất Lâm không xảy ra thiệt hại về người, nhưng thiệt hại lớn về tài sản do bão số 1 trực tiếp đổ bộ vào.

Gần sáng bão rất to, nhiều mái nhà, cửa hàng dọc bãi biển Quất Lâm, hoa màu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện 3 tàu bị chìm vẫn chưa được trục vớt do sóng biển mạnh, đợi lúc thủy triều xuống mới tiến hành công tác trục vớt được.

Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định Đặng Ngọc Thắng cho biết hiện tỉnh đang làm thống kê thiệt hại từ địa phương, sẽ báo cáo ngay khi có con số cụ thể.

Hải Phòng, nhiều cây lớn đổ do ảnh hưởng bão

Do ảnh gió lớn đêm qua và sáng nay, nhiều tuyến phố của Hải Phòng như Phạm Văn Đồng, Lạch Tray, trung tâm thành phố và khu vực Đồ Sơn đã xảy ra tình trạng cây đổ, mái và biển của nhà hàng bị tốc, gãy.

Một số khu vực cây đổ vào nhà làm hư hỏng mái. Một vài khu vực đã bị cắt điện để sửa chữa đường dây và khắc phụ cây đổ.

Đến sáng nay, tại Hải Phòng chỉ  xuất hiện gió lớn kèm mưa nhỏ, không xảy ra tình trạng ngập lụt, sạt lở.

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một cây phượng lớn đổ ngã tại đường Lạch Tray, Hải Phòng


Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một tấm biển bị gãy trụ đổ tại Hải Phòng

Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương

Một cây bàng lớn bật gốc đổ làm như hỏng một mái nhà hàng tại Đồ Sơn, Hải Phòng


Hà Nội ngổn ngang sau bão, 1 người bị thương


Lực lượng chức năng tiến hành cưa và dọn dẹp nhưng cây bị đổ ngã tại Hải Phòng

Lực lượng chức năng tiến hành cưa và dọn dẹp nhưng cây bị đổ ngã - Ảnh: NAM TRẦN

Lực lượng chức năng tiến hành cưa và dọn dẹp nhưng cây bị đổ ngã


Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó với bão số 1

Thủ tướng Chính phủ đã có công điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 1 năm 2016.

Công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông bận tải, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân

Công điện nêu rõ bão số 1 với cường độ cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11, đang di chuyển nhanh về đất liền nước ta, vùng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Nam Quảng Ninh đến Thanh Hóa; do ảnh hưởng của bão khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa sẽ có mưa to đến rất to, nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại các khu vực miền núi, ngập úng tại vùng đồng bằng và các đô thị. Diễn biến của mưa bão còn rất phức tạp.

Để chủ động đối phó với diễn biến mới của bão và mưa lũ lớn trên diện rộng do ảnh hưởng hoàn lưu bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vịnh Bắc Bộ vào nơi trú tránh; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn với các tàu, thuyền đã về bến; căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương quyết định việc cấm biển, kể cả đối với tàu vận tải và tàu du lịch.

Tổ chức sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng có nguy cơ ngập lụt ven sông, ven biển, vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn; chỉ đạo việc chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hầm lò, bến cảng, khu du lịch.

Các tỉnh miền núi phía Bắc theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, đặc biệt mực nước trên các sông suối suối; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; sẵn sàng, chủ động triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối, các khu vực trũng thấp, phương án đảm bảo an toàn cho các công trình, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản; căn cứ diễn biến mưa lũ, chủ động tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông trên sông; hướng dẫn người qua lại tại các khu vực ngầm, tràn, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; chỉ đạo việc kiểm tra an toàn đập; vận hành cửa van; xả nước đón lũ để đảm bảo an toàn các hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy và gần đầy nước.

Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ;kiểm tra, sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; tăng cường tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ đê điềutheo quy định; chủ động việc tiêu thoát nước đệm đảm bảo an toàn cho diện tích lúa và hoa màu mới gieo trồng; triển khai phương án tiêu thoát nước đô thị để chủ động ứng phó với tình trạng ngập lụt có thể xảy ra.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn phối hợp cùng với chính quyền địa phương tổ chức sơ tán dân, đảm bảo an ninh, trật tự; sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo bao toàn đê điều, hồ đập; chỉ đạo vận hành hệ thống công trình thủy lợi để chủ động tiêu thoát nước chống ngập úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan rà soát, chủ động phương án đảm bảo an toàn các hầm mỏ, hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các bãi thải của ngành than. Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc đảm bảo an toàn các tàu vận tải;chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines và các doanh nghiệp vận tải biển kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, tránh đứt dây neo ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, va đập giữa các tàu như đã xảy ra những năm trước đây; kiểm tra, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để khắc phục các sự cố sạt lởđường giao thông có thể xảy ra.

Bộ Xây dựng hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương trong việc triển khai thực hiện chằng chống nhà cửa, chủ động phương án đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình đang thi công, công trình tháp cao.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gia cố, chằng chống các cột ăng ten đảm bảo an toàn với bão số 1 cũng như các cơn bão tiếp theo; sẵn sàng phương án đảm bảo thông tin, liên lạc phục vụ chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, mưa lũ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia tiếp thục theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ; thường xuyên cập nhật thông tin đến các Bộ ngành, địa phương để chủ động phòng, tránh. Các bộ ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương sẵn sàng, chủ động triển khai phương án ứng phó với bão, mưa lũ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó và khắc phục hậu quả của bão, mưa lũ.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng tăng thời lượng phát sóng, thường xuyên thông báo diễn biến tình hình bão, mưa lũ để các Bộ ngành, các cơ quan và nhân dân chủ động phòng, tránh.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, đôn đốc các Bộ ngành và địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa lũ; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền.

PV

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hải Dương: Bão số 1 gây nhiều thiệt hại