Giáo sư Vũ Khiêu sinh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường (Nam Định) nhưng sống với các con cháu ở Hà Đông (Hà Nội).
Giáo sư Vũ Khiêu sinh ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường (Nam Định) nhưng sống với các con cháu ở Hà Đông (Hà Nội). Giáo sư được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia đình. Thời trẻ, ông làm lao công cho một bệnh viện của Pháp và nêu gương tự trau dồi kiến thức. Ngày đó không có nhiều sách giáo khoa, giáo sư đã tự học thuộc làu tất cả các từ trong một cuốn từ điển tiếng Pháp, trở thành một người thông thạo tiếng Pháp. Rồi học tiếng Hán, giáo sư đã dịch cuốn tiểu thuyết "Rừng thẳm tuyết dày" nổi tiếng của Trung Quốc. Hằng đêm, đi làm về, giáo sư lại ngồi vào bàn dịch sách cho các báo tin cậy đặt bài. Hồi ấy bài báo viết tay, đưa thẳng ra nhà in, nên cứ khoảng 4-5 giờ sáng, cụ bà đã sửa lại bài xong, chép sạch sẽ, rồi cán bộ tòa soạn đến nhận bài, mang ra giao cho thợ sắp chữ, số chữ vừa vặn với ô để trống đợi bài (sáng ra là báo đã chuyển ra cơ quan phát hành). Năm 1994, thương nhớ người vợ thân yêu qua đời, cụ viết đôi câu đối: "Nửa mảnh trăng đã soi lạnh gối/Một nhành mai nhỏ thức thâu canh".
Gần nửa năm nay, giáo sư Vũ Khiêu bệnh nặng. Có điều rất hạnh phúc là lúc tuổi cao sức yếu, gia đình giáo sư lại đón tiếp nhiều khách, cả người quen lẫn người lạ nhưng biết danh tiếng giáo sư, đến thăm hỏi, động viên. Ai đến thăm, cụ cũng xếp gọn gối để đầu giường và ai cho tiền, cụ liền xếp cho vào trong gối. Gặp những người đến thăm mà cụ biết trước đây nghèo khó, giáo sư lại lấy tiền trong vỏ gối đưa tặng họ. Cụ thường dạy con cháu: "Cho đi rồi sẽ lại có". Giáo sư Vũ Khiêu quả là một người cha, người ông mẫu mực, một tấm lòng quảng đại, nhân ái bao la.
VƯƠNG BẠCH (st)