Giao lưu trực tuyến: “SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THỰC PHẨM AN TOÀN”

21/04/2011 08:12

Những bất cập từ khâu sản xuất, chế biến đến lưu thông luôn là bài toán nan giải đối với cơ quan quản lý. Để có sản phẩm thật sự an toàn cho sức khỏe con người rất cần có sự vào cuộc đồng bộ từ doanh nghiệp sản xuất, người buôn bán đến cơ quan chức năng.



Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là chủ đề "nóng", được mọi người quan tâm. Để tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề này nhân Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, bắt đầu từ 9 giờ sáng 21-4, tại Tòa soạn Báo Hải Dương, Báo Hải Dương phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương tổ chức giao lưu trực tuyến trên báo Hải Dương Online về chủ đề: "Sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn".

Sau 2 giờ giao lưu, bác sĩ Phạm Duy Tuyến đã trả lời hơn 30 câu hỏi của bạn đọc liên quan đến vấn đề VSATTP.

DƯỚI ĐÂY LÀ TOÀN BỘ NỘI DUNG CUỘC GIAO LƯU


Nguyễn Thị Thanh Vân (luuxuantruc@yahoo.com) - Địa chỉ:
Khi mua phải thực phẩm không an toàn, tôi phải làm gì? Có thể báo cho ai đó có trách nhiệm xử lý không?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Khi mua thực phẩm không an toàn mọi người dân sẽ ngừng không sử dụngthực phẩm đó, lưu giữ mẫu thực phẩm nghi ngờ và có thể báo cho các cơquan chức năng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh như:UBND xã, phường, trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã hoặc phòng ytế, có thể báo lên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để truy nguyênnguồn gốc xuất xứ và có biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyễn Thị Thanh Vân (luuxuantruc@yahoo.com) - Địa chỉ:
Cửa hàng bán bánh kẹo quá đát bị xử lý thế nào?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: TheoNghị định 45/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực y tế thì kinh doanh thực phẩm quá hạn sử dụng sẽbị xử phạt theo điều 15, khoản 5, điểm g: phạt từ 10-15 triệu đồng.

Trần Trung Kiên (trungkien_hotboy@gmail.com) - Địa chỉ:
Thưabác sĩ, trước cổng trường cháu học, nhiều người buôn bán dạo rất mất vệsinh nhưng bạn bè cháu vẫn vào mua rất nhiều. Cháu không biết là cácbác có biện pháp nào để hướng dẫn người bán dạo bảo quản tốt thức ăncủa mình khi bán cho học trò không? Cháu thấy ruồi bu rất nhiều, taycầm tiền rồi bóc thức ăn...


Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Quảnlý các hàng bán rong là một việc tương đối phức tạp. Theo phân cấp quảnlý của tỉnh thì các hàng bán rong thuộc xã, phường quản lý. Người tiêudùng khi thấy các hàng bán rong không bảo đảm vệ sinh thì không nên muavà sử dụng các loại thực phẩm đó.

Bùi Duy Nguyên (duynguyenth@yahoo.com) - Địa chỉ:
Thịtrường Hải Dương hiện nay thực phẩm, rau quả... được bày bán lẫn lộn,khó phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn? Việc này "giết chết" môhình sản xuất sạch nhưng lại khuyến khích những cơ sở sản xuất vi phạm?Xin hỏi có biện pháp cụ thể nào để làm điều này?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Hiện nay trên thị trường tỉnh ta chưa có các mô hình sản xuất, kinhdoanh về thực phẩm rau quả an toàn. Các rau quả được bày bán trong siêuthị đều có nguồn gốc sản xuất và được kiểm soát của các cơ quan quảnlý, do đó các rau quả này sẽ an toàn hơn so với các rau quả bày bán bênngoài. Việc phân biệt rau quả an toàn và không an toàn rất khó, do vậykhi mua rau quả chúng ta nên mua ở những cửa hàng lớn, quen biết, có uytín, có địa chỉ rõ ràng thì sẽ giảm thiểu việc mua phải thực phẩm rauquả không an toàn.

Phạm Lê Vân Khánh (vankhanh@gmail.com) - Địa chỉ:
Xinhỏi, hiện nay tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sảnxuất và việc sử dụng quá nhiều hóa chất, có khi cả hóa chất cấm sử dụngmà liều lượng vượt mức cho phép. Vậy bằng cách nào để nhận biết đượcloại thực phẩm này?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Để nhận biết các loại thực phẩm có chứa hóa chất được phép hoặc khôngđược phép sử dụng chúng ta không thể nhận biết bằng cách quan sát màphải sử dụng test nhanh để phát hiện hoặc gửi mẫu vào các labô để xétnghiệm.

Hoàng Minh Quân (quangmh@gmail.com) - Địa chỉ:TP Hải Dương
Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 có những điểm gì đáng chú ý so với các năm trước?



Đồng chí Phạm Duy Tuyến (giữa)


Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2011 có một số điểm đáng chú ý hơn các năm trước:

1-Kiện toàn Ban chỉ đạo về chất lượng VSATTP các cấp, đặc biệt nâng caohiệu quả chất lượng hoạt động của cấp huyện, thị, thành phố và cấp xã,phường trong hoạt động bảo đảm VSATTP từ thông tin tuyên truyền, nângcao nhận thức của người chế biến, kinh doanh, sử dụng thực phẩm trênđịa bàn.

2- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, tăng cườngcông tác thanh tra, kiểm tra, đi sâu vào các cơ sở sản xuất kinh doanhnhững mặt hàng phục vụ thiết yếu trong mùa hè. Vì mùa hè là mùa dễ phátsinh các dịch bệnh và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, lỵ, thươnghàn...

3- Tổ chức ký cam kết giữa cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tuấn Hưng (thanhsanghung88@yahoo.com) - Địa chỉ:Phú Thái- Kim Thành
Cơ quan chức năng đã làm gì để giúp doanh nghiệp, người dân hiểu và thực hiện Luật An toàn thực phẩm?



Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Tăngcường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng vềnội dung của luật, mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý của cáctuyến, các cơ sở sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm trên địabàn tỉnh. Kết hợp tuyên truyền trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề,trong các đợt thanh, kiểm tra. Cấp phát các tài liệu tuyên truyền chomọi đối tượng sản xuất, kinh doanh.

Lê Quang Huy (anhsangnientin99@gmail.com) - Địa chỉ:Nam Tân- Nam Sách
Chủđề của Tháng hành động vì chất lượng ATVSTP năm 2010 là “Giữ vững camkết về trách nhiệm của doanh nghiệp với ATVSTP”. Sau 1 năm, tình hìnhthực hiện cam kết của các doanh nghiệp ra sao?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Năm2010 chủ đề của Tháng hành động là “Giữ vững cam kết và trách nhiệm củadoanh nghiệp về VSATTP”, Tháng đã đạt được các chỉ tiêu về VSATTP. Vídụ một số các tiêu chí:

1- Các tiêu  chí về nâng cao nhận thức đối với người sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm tăng hơn so với năm 2009.

2-Các tiêu chí về giám sát ngộ độc thực phẩm. Năm 2010, số vụ ngộ độcgiảm 20%, số người ngộ độc trong 1 vụ cũng giảm nhiều và đặc biệt khôngcó tử vong do ngộ độc thực phẩm.

3- Về xử lý các vi phạm: năm 2010 số vi phạm về VSATTP giảm hơn so với năm 2009.

Khánh Linh (tonglinhvh@gmail.com) - Địa chỉ:Việt Hòa- TP Hải Dương
Mụctiêu Ban Chỉ đạo về chất lượng VSATTP tỉnh đặt ra trong năm 2011 đốivới TP Hải Dương là xây dựng 6 phường điểm, 1 chợ điểm về VSATTP. Vậyđó là những phường nào, chợ nào? Tiêu chí để được là những phường điểm,chợ điểm?



Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Trongcông tác bảo đảm VSATTP có công tác xây dựng các mô hình phường điểm,chợ điểm về bảo đảm VSATTP. Khi mô hình có hiệu quả cao sẽ được nhânrộng trên địa bàn. Năm nay, dự kiến xây dựng ở TP Hải dương 6 phườngđiểm, 1 chợ điểm. Tiêu chí:

1-    Các phường này phải có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhiều hơn so với các phường khác.

2-    Các phường, xã có làng nghề sản xuất thực phẩm.

3-   Các phường, xã có dịch vụ thức ăn đường phố cao hơn so với phườngkhác. Tuy nhiên, đối với TP Hải Dương, Chi cục an toàn vệ sinh thựcphẩm đã có công văn đề nghị BCĐ về chất lượng VSATTP thành phố lập danhsách lựa chọn 6 phường điểm và 1 chợ điểm.

Bùi Tiến Sỹ (khoadangts08@gmail.com) - Địa chỉ:Đức Chính- Cẩm Giàng
Nhữngvi phạm về ATVSTP trong “Tháng tháng hành động vì chất lượng vệ sinh,an toàn thực phẩm” có bị phạt nặng hơn so với các tháng khác không?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Các vi phạm trong Tháng An toàn vệ sinh thực phẩm bị xử phạt không khácgì so với các tháng khác trong năm. Việc xử phạt hành chính trong lĩnhvực này được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.

Đặng Hà Dũng (danngdungdh@yahoo.com) - Địa chỉ:Long Xuyên - Bình Giang
Trongnăm 2010, công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện được bao nhiêu vụvi phạm về VSATTP, điển hình là vụ nào? Khung hình phạt nặng nhất chovi phạm về VSATTP là bao nhiêu?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Năm 2010, BCĐ về chất lượng VSATTP các cấp phát hiện 3.365 cơ sở viphạm trong tổng số 13.624 cơ sở được kiểm tra. Điển hình là vụ Công tyTNHH Taisodo Việt Nam sử dụng thực phẩm có chất phụ gia không được phépsử dụng (giò, chả có hàn the) và bị xử phạt 12,5 triệu đồng. Hiện nay,chúng ta đang sử dụng Nghị định 45, khung hình phạt cao nhất 10- 15triệu đồng.

Ngọc Diệp (dieptinhanh90@yahoo.com) - Địa chỉ:Diên Hồng - Thanh Miện
Rất ít hàng thịt lợn, gà, bò... ở chợ quê có dấu kiểm dịch? Vậy, những thực phẩm này có thật sự an toàn?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Việcgiết mổ gia súc, gia cầm được kiểm dịch bởi Chi cục thú y thuộc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, việc kiểm dịch này vẫn chủyếu bằng phương pháp cảm quan nên đa số các chợ tạm ở quê thì ít có cánbộ của Chi cục thú y theo dõi, kiểm dịch. Phương pháp giết mổ ở nơi nàychủ yếu theo nghề truyền thống của gia đình, nơi giết mổ không bảo đảmVSATTP nên các mặt hàng này vẫn tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ dẫn đến thựcphẩm không an toàn. Do vậy, khi chúng ta mua thịt lợn, gà, bò ở quêchúng ta nên chế biến theo đúng cách, thực hiện nấu chín và sử dụngngay sau khi vừa chế biến sẽ giảm thiểu được các nguy cơ ngộ độc.

Nguyễn Thái Bình (binhminh87@gmail.com) - Địa chỉ:Phạm Trấn- Gia Lộc
Ở Hải Dương đã phát hiện thực phẩm nhiễm phóng xạ chưa? Việc kiểm tra nguồn thực phẩm nhập khẩu hiện nay ở tỉnh ta như thế nào?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Cho đến thời điểm này Bộ Y tế chưa có thông báo về thực phẩm nhiễmphóng xạ. Các labô xét nghiệm trong tỉnh chưa đủ năng lực để làm xétnghiệm ô nhiễm phóng xạ trong thực phẩm. Việc kiểm tra thực phẩm nhậpkhẩu thường kết hợp với kiểm tra thực phẩm thông thường. Việc thẩm địnhvà cho phép thực phẩm nhập vào Việt Nam là do Bộ Y tế (Cục An toàn vệsinh thực phẩm) thực hiện.

Thanh Trúc (trucdiem_ns@gmail.com) - Địa chỉ:Nam Trung- Nam Sách
Mức vi phạm thế nào về VSATTP thì cơ sở đó bị rút giấy phép kinh doanh, hoặc xử phạt hành chính?



Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Việccấp Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư và UBND cấp huyệncấp, việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP do Sở Y tế, UBNDhuyện, xã cấp theo Quyết định số 11 của Bộ Y tế. Do đó khi có vi phạmvề VSATTP gây hậu quả nghiêm trọng trong các trường hợp sau sẽ bị thuhồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:

+ Viphạm nghiêm trọng các quy định về điều kiện bảo đảm VSATTP hoặc khi cơsở có xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm chongười tiêu dùng.

+ Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan quảnlý thị trường, công an hoặc cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền, khicơ sở bị tước giấy phép kinh doanh hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vũ Hải Yến (hdthanhphotoiyeu99@yahoo.com) - Địa chỉ:Thanh Bình- TP Hải Dương
Các loại thực phẩm, rau quả bán ở siêu thị có an toàn không? Vì sao?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Cácloại thực phẩm bày bán ở siêu thị an toàn hơn so với các loại thực phẩmbán ở các cửa hàng bên ngoài vì khi thực phẩm nhập vào siêu thị đềuphải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; điều kiện bảo quản cho từng loạithực phẩm tốt hơn; khu vực bày bán từng loại thực phẩm riêng biệt. Côngtác kiểm soát chất lượng, hạn sử dụng thường xuyên hơn.

Bảo Thy (mymusic_hd@yahoo.com) - Địa chỉ:Cẩm Định- Cẩm Giàng
Vấnđề VSATTP luôn là vấn đề "nóng". Vậy, kết thúc Tháng hành động, ngànhchức năng có biện pháp gì để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ này trongcả năm?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Côngtác bảo đảm VSATTP là công tác thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, có 3đợt trọng tâm, trọng điểm là Tháng hành động vì chất lượng VSATTP,Tháng Tết Trung thu, Tháng Tết Nguyên đán. Trong những đợt này, côngtác truyền thông giáo dục được nâng cao về chất lượng, số lượng. Cácbáo, đài của địa phương cũng tăng cường tin, bài, phóng sự... nhằm cungcấp kiến thức hỗ trợ người tiêu dùng sử dụng thực phẩm an toàn cũng nhưkhuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng những thực phẩm không an toàn.Các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra địnhkỳ, đột xuất, tăng cường giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, chế biến thực phẩm để có các thực phẩm an toàn đối với thịtrường và xử lý triệt để đối với các vi phạm hành chính về VSATTP củacác cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nguyễn Hiệp (nguyenhiepkm@yahoo.com) - Địa chỉ:Tân Dân- Kinh Môn
Tôinghe nói hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng chỉ là xuống nhìnngó qua loa rồi về, có phải điều đó khiến những cơ sở vi phạm ngày càngnhiều còn người dân thì khốn đốn với thực phẩm không an toàn?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Hoạt động bảo đảm VSATTP đòi hỏi sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như các ban, ngành, đoàn thể.


Đâylà hoạt động đồng bộ ở tất cả các khâu từ trang trại đến bàn ăn do đócó sự phối hợp giữa các ngành như y tế, công thương, nông nghiệp vàphát triển nông thôn trong việc quản lý chuỗi thực phẩm từ trang trạiđến bàn ăn, có vô vàn loại thực phẩm khác nhau do vậy việc kiểm soátthực phẩm an toàn rất khó khăn đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, nhân lựclớn.

Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực cho công tác này rấtthiếu thốn, hoạt động kiểm tra thực phẩm thường bằng phương pháp cảmquan do đó phát hiện thực phẩm không an toàn rất khó. Các cơ sở sảnxuất thì chạy theo lợi nhuận không tuân thủ các điều kiện về bảo đảmVSATTP do vậy vẫn còn các thực phẩm không an toàn lọt ra ngoài thịtrường và người dân phải hứng chịu đối với thực phẩm không an toàn.

Phương Mai (nguyenphuongmaihn@yahoo.com) - Địa chỉ:Đống Đa- Hà Nội
Nhiều người dân nói có nhiều loại thực phẩm khi ăn cùng sẽ kỵ nhau như:- Thịt chó + nước chè = Ung thư- Trứng vịt + tỏi = Chết người - Sữa tươi + mật ong = Tiêu chảyXin hỏi có cơ sở khoa học nào để chứng minh những phỏng đoán trên?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Không có cơ sở khoa học nào chứng minh những loại thực phẩm trên ăncùng nhau sẽ bị các bệnh như bạn nói. Những thực phẩm không tương thíchvới nhau thì chỉ có thể làm giảm dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa chứkhông thể gây chết người. Ăn thịt chó xong uống nước chè có thể gây táobón, đau bụng, không gây ung thư. Ăn trứng vịt + tỏi không gây chếtngười. Sữa tươi + mật ong có thể gây khó tiêu và đầy bụng.

Phạm Trà My (tramypham_787@gmail.com) - Địa chỉ:Tân Hương - Ninh Giang
Thưabác sĩ Tuyến, bác sĩ làm gì đê bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm chogia đình của mình? Bác sĩ nói cho chúng tôi hiểu thêm về 3-MCPD vànhững quy định về nó trong nước tương, hậu quả của nó?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Đểbảo đảm VSATTP cho gia đình mình, chúng ta phải là nhà tiêu dùng thôngthái, thực hành tốt “10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm antoàn” đó là: Chọn thực phẩm an toàn; nấu chín kỹ thức ăn; ăn ngay saukhi nấu; bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín; nấu lại thức ănthật kỹ; tránh tiếp xúc thức ăn sống và thức ăn chín; rửa tay sạch; giữsạch các bề mặt chế biến thức ăn; che đậy thực phẩm để tránh côn trùngvà các động vật khác; sử dụng nguồn nước sạch, an toàn.

3- MCPDlà 3-monochloro propane 1,2-diol được tạo thành do phản ứng giữa chấtclo và chất béo trong quá trình chế biến thực phẩm, phản ứng được thúcđẩy nhanh hơn khi ở nhiệt độ cao. Về nguyên tắc 3- MCPD có thể tìm thấyở tất cả các loại thực phẩm mà quá trình chế biến chúng có sự kết hợpgiữa chất béo, axit chlohydric và gia nhiệt. Hàm lượng 3- MCPD theotiêu chuẩn Việt Nam là 1mg/kg sản phẩm, trong khi đó hàm lượng 3- MCPDtheo tiêu chuẩn EU là 0,2mg/kg cơ thể mỗi ngày. Người tiêu dùng khôngnên hoang mang khi có một số bài báo quy kết việc gia tăng bệnh nhânung thư là do 3-MCPD gây ra. Khi đời sống phát triển, điều kiện chămsóc tốt thì sẽ phát hiện ung thư nhiều hơn và như vậy thì ngườichết  do ung thư tăng lên, cũng như điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt lên thì tỷ lệngười chết vì những bệnh thông thường sẽ giảm đi, nhờ đó tuổi thọ cũngcao hơn. Khi tuổi thọ cao tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng.

Vũ Trường An (thaibinh_ts@gmail.com) - Địa chỉ:Văn Thai- Cẩm Giàng
Ởtỉnh ta đã quy hoạch được bao nhiêu cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tậptrung, là những cơ sở nào? Sản phẩm thịt của Công ty Hoàng Long đượcbán ở đâu?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Ởtỉnh ta chỉ có 1 cơ sở giết mổ gia súc tập trung nhưng để xuất khẩu, đólà Công ty TNHH Thắng Lợi và đang hoàn thiện cơ sở giết mổ tập trungtiêu thụ trong nội địa là Công ty Hoàng Long ở xã Thạch Khôi (Gia Lộc).Hiện Công ty đang hoàn thiện nhà máy nên chưa có sản phẩm xuất ra thịtrường.

Vũ Hạ Nhi (hanhi0909@gmail.com) - Địa chỉ:Tân Trường - Cẩm Giàng
Tôi muốn mang mẫu nước sinh hoạt và nước uống hàng ngày của gia đình tôi để kiểm tra chất lượng thì phải đi đến đâu, gặp ai?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Muốnxét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và nước uống hằng ngày thì hãy đem đếnkhoa xét nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, 18 đường ThanhNiên, phường Quang Trung, TP Hải Dương.

Lương Minh Ngọc (phuonghuong_ngoc@gmail.com) - Địa chỉ:Phương Hưng - Gia Lộc
Tỉnh Hải Dương xếp thứ mấy cả nước về công tác bảo đảm VSATTP?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Trongnăm 2010, công tác bảo đảm VSATTP đã đạt được những thành tích nhấtđịnh. Tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh là hai tỉnh trong toànquốc được Bộ Y tế tuyên dương và tặng cờ thi đua trong công tác bảo đảmVSATTP.

Trần Văn Quốc (huongvuongquocdao_@gmail.com) - Địa chỉ:Hưng Đạo- Tứ Kỳ
Hiệnnay, một số người thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng? Vậy, thựcphẩm chức năng có thực sự an toàn? Việc kiểm soát loại thực phẩm nàyhiện nay thế nào? Ở tỉnh ta có cơ sở nào uy tín, sản xuất hoặc phânphối loại thực phẩm này không?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Thựcphẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năngcủa các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơthể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnhtật. Dùng thực phẩm chức năng đúng sẽ rất tốt. Việc kiểm soát về chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chứngnhận. Ở tỉnh ta có Công ty TNHH Thiên Sư (khu công nghiệp Đại An) là cơsở sản xuất, kinh doanh có uy tín trên thị trường Việt Nam và quốc tế.

Vũ Thị Xuân (xuanthanh_chilinh@yahoo.com) - Địa chỉ:Cộng Hòa - Chí Linh
Đểbảo đảm sức khỏe cho giáo viên và học sinh bán trú, việc quản lý cácbếp ăn trong hệ thống trường học hiện nay như thế nào? Nếu xảy ra ngộđộc thực phẩm thì trách nhiệm chính thuộc về ai?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Theo phân cấp của tỉnh thì việc quản lý các bếp ăn trong trường học như sau:  
- Các bếp ăn trên 200 suất do tỉnh quản lý.
- Các bếp ăn dưới 200 suất do UBND các cấp quản lý.
Nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm thì trách nhiệm thuộc về người quản lý của trường học đã để xảy ra ngộ độc.

Huỳnh Tấn Lộc (tantaitamloc@yahoo.com) - Địa chỉ:Nhân Quyền- Bình Giang
Đềnghị đồng chí cho biết, toàn tỉnh hiện có bao nhiêu cơ sở kinh doanhđược cấp giấy phép đủ điều kiện VSATTP? Những thực phẩm này được bàybán ở đâu?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Đếnhết năm 2010, toàn tỉnh hiện có 2.995 cơ sở sản xuất, kinh doanh đượccấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt 20,4%so với tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh. Những thực phẩm này được bàybán trong các cửa hàng kinh doanh, siêu thị...

Quang Thịnh (motthoidenho@yhoo.com) - Địa chỉ:TP Đà Nẵng
Chế tài về VSATTP hiện nay đã đủ mạnh để đẩy lùi các vi phạm về VSATTP?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Chế tài về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay chưa đủ mạnh để đẩy lùicác vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay Bộ Y tế cùng các bộngành liên quan đang dự thảo và trình để sửa đổi Nghị định45/2005/NĐ-CP để tăng mức xử phạt các lỗi vi phạm về an toàn thực phẩmlên nhiều lần.

Hoàng Tùng (tungmaianh@yahoo.com) - Địa chỉ:Ngọc Sơn- Tứ Kỳ
Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền về VSATTP, Chi cục có sáng kiến gì thiết thực?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Để nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền VSATTP, Chi cục đã triển khai một số nội dung:

Thứnhất là tăng cường công tác truyền thông đại chúng và truyền thông trựctiếp, mở các lớp tập huấn đối với các cán bộ làm công tác quản lý cáccấp, đối với các chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thựcphẩm. Mở các lớp tập huấn đối với người tiêu dùng thông qua Hội phụ nữtỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh.

Thứ hai là tổ chức ký cam kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Thứ ba là xây dựng các tin, bài, phóng sự chuyên sâu về thực phẩm an toàn phát trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phương Anh (only_phuonganh@yahoo.com) - Địa chỉ:Nam Sách
Tháng7 năm 2009 xảy ra vụ ngộ độc của 258 công nhân của Công ty TNHH Mayquốc tế Phú Nguyên (Nam Sách), vậy hiện nay tình hình bếp ăn tập thể ởcông ty này như thế nào ? Chi cục có thường xuyên đến công ty này kiểmtra ?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến: Tháng7- 2009 có xảy ra vụ ngộ độc tại công ty TNHH May quốc tế Phú Nguyên docông ty này mua cơm hộp tại cơ sở cơm hộp Phú Nguyên. Cơ sở cơm hộp nàyđã bị xử lý đình chỉ sản xuất tại thời điểm đó sau khi khắc phục hậuquả cũng như nâng cấp cải tạo điều kiện cơ sở đã được phép hoạt độngtrở lại. Từ đó đến nay thì cơ sở này không để xảy ra vụ ngộ độc tiếptheo nào. Định kỳ vẫn có các cơ quan quản lý đến kiểm tra, giám sát.

Trần Thị Tuyết (tuyetroimuahe@gmail.com) - Địa chỉ:Kim Anh- Kim Thành
Làm thế nào để phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm? Sản phẩm "giấy thử hàn the" đã bán trên thi trường chưa, mua ở đâu?

Đồng chí Phạm Duy Tuyến:Để phát hiện nhanh hàn the trong thực phẩm, chúng ta đã có bộ testnhanh do Bộ Công an sản xuất. Trong bộ test nhanh này thử được nhiềuloại như độ ôi khét của mỡ, hàn the, axit vô cơ trong dấm, phoóc môn,an-đê-hit... Một số công ty kinh doanh về thiết bị vật tư y tế có kinhdoanh bộ test thử này.


Thời gian giao lưu đã hết. Xin chân thành cảm ơn các vị khách mời và bạn đọc!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giao lưu trực tuyến: “SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG THỰC PHẨM AN TOÀN”