Bệnh lùn sọc đen và lùn xoắn lá tiếp tục hại trên một số diện tích lúagieo và cấy giai đoạn đẻ nhánh. Bệnh đạo ôn lá tăng trên lúa sớm chính vụ, chuột, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại.
1. Các tỉnh Bắc bộ
a) Trên lúa:
- Bệnh lùn sọc đen và lùn xoắn lá: Tiếp tục hại trên một số diện tích lúa gieo và cấy giai đoạn đẻ nhánh, trên những ruộng vụ trước có bệnh, cấy mạ trước đây không được che phủ ni lon và phòng trừ rầy kịp thời.
- Bệnh đạo ôn lá: Hại tăng trên lúa sớm - chính vụ khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, đặc biệt trên giống nhiễm ruộng bón thừa đạm, bón không cân đối.
- Chuột, ốc bươu vàng: Tiếp tục hại.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non tiếp tục hại cục bộ trên lúa sớm. Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng.
- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng sâu non gây dảnh héo chủ yếu trà lúa chiêm xuân sớm.
b) Cây trồng cạn
- Cây ngô: Bệnh lùn sọc đen tiếp tục hại, sâu xám, sâu cắn lá, bệnh đốm lá tiếp tục gây hại.
- Cây rau họ hoa thập tự: Sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ, rệp... tiếp tục hại.
- Cây cam chanh: Rệp muội, bọ xít xanh, bệnh loét... tiếp tục hại.
- Cây vải nhãn: Nhện lông nhung, bọ xít, sâu đục cuống hoa, bệnh sương mai hại tăng.
- Chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ hại chính.
- Cây thông: Sâu róm thông hại tăng.
2. Bắc Trung bộ
a) Trên cây lúa:
- Bệnh lùn sọc đen: Trong thời gian tới cần tiếp tục tăng cường công tác điều tra đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch hại. Hướng dẫn nông dân chủ động nhận biết, phát hiện sớm, phòng trừ triệt để những diện tích bệnh đã và đang phát sinh gây hại.
- Bệnh đạo ôn lá: Tiếp tục gây hại tăng, hại nặng cục bộ ở các tỉnh phía Bắc của vùng (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).
- Bệnh đạo ôn cổ bông: Phát sinh gây hại trên các trà lúa trỗ sớm bón nhiều đạm ở các tỉnh phía Nam vùng (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).
- Ngoài ra, bệnh khô vằn, rầy các loại tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng; sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... tiếp tục phát sinh gây hại, chủ yếu ở mức độ nhẹ, nặng diện hẹp.
b)Trên cây ăn quả: Bệnh greening, nhện các loại , bệnh chảy gôm... tiếp tục phát sinh gây hại.
c) Trên cây ngô: Sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh lùn sọc đen, rệp cờ tiếp tục phát sinh gây hại.
d) Trên các cây cà phê, hồ tiêu: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành trên cây cà phê và rệp sáp, tuyến trùng, thối gốc rễ... tiếp tục phát sinh gây hại chủ yếu ở mức độ nhẹ - trung bình, nặng ở những vườn cây lây năm chăm bón, thoát nước kém.
e) Trên cây mía: Bệnh chồi cỏ, thối đỏ lá, sâu đục thân tiếp tục gây hại.
f) Trên cây lâm nghiệp: Sâu róm hại thông, sâu ăn lá dó trầm tiếp tục gây hại, ở mức độ nhẹ, nặng cục bộ.
3. Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa:
- Bệnh lùn sọc đen: Có khả năng tiếp tục phát sinh hại lúa vùng ổ dịch Quảng Nam.
- Sâu đục thân, sâu cắn gié, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh thối thân, bẹ... hại cục bộ.
- Bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng gia tăng gây hại, hại nặng cục bộ trên lúa đông xuân giai đoạn đòng trỗ - chắc xanh. Sâu cuốn lá nhỏ hại nhẹ trên lúa giai đoạn đòng – trỗ.
- Chuột: Tiếp tục gây hại trên lúa giai đoạn đòng- trỗ.
- Ốc bươu vàng: Di chuyển và lây lan theo nguồn nước.
b) Cây trồng khác:
- Cây rau màu:
+ Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, bệnh trên thân-lá-rễ... gia tăng hại chủ yếu rau ăn lá ở các vùng trồng rau; bệnh phấn trắng, bệnh mốc sương, bọ trĩ... gia tăng hại rau họ bầu bí.
+ Sâu ăn lá, sâu đục quả, rệp muội, bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt... gia tăng hại lạc và đậu đỗ giai đoạn quả non - chắc quả.
+ Bệnh đốm lá, bệnh gỉ sắt, rệp, sâu đục thân và bắp... phát sinh hại phổ biến trên ngô đông xuân giai đoạn trỗ cờ - thâm râu.
- Cây công nghiệp:
+ Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên giai đoạn hoa - quả non.
+ Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá thối rễ, rệp sáp... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên.
+ Sâu đục nõn, sâu rộp lá, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… hại phổ biến trên cây điều giai đoạn hoa - quả.
+ Rầy xanh, rệp muội, bọ trĩ... hại chủ yếu bông giai đoạn hoa - quả ở các tỉnh đồng bằng.
+ Bọ cánh cứng tiếp tục gia tăng gây hại ở các vườn dừa.
+ Sâu non bọ hung và xén tóc hại cục bộ mía. Sâu đục thân, bệnh rượu lá, rệp bẹ… hại phổ biến trên mía cuối vụ. Bệnh thán thư, sâu đục thân hại cục bộ mía giai đoạn đâm chồi - đẻ nhánh.
3. Nam bộ
- Rầy nâu: Dự báo, tuần tới sẽ có đợt rầy nâu di trú từ nay đến cuối tháng 3/2010, tuy nhiên mật số không đồng đều ở các khu vực và giảm so với đợt rầy di trú tháng 2/2010. Trên lúa hè thu đang chuẩn bị xuống giống cần theo dõi rầy vào đèn để bảo đảm xuống giống tập trung né rầy và đồng loạt trong khu vực, gieo sạ mật độ vừa phải, không phun xịt nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng lúc đầu vụ nếu chưa thật cần thiết, nhằm hạn chế bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau.
- Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Xuất hiện rải rác trên lúa đông xuân muộn, đặc biệt vùng ổ dịch Lâm Đồng. Các địa phương cần thăm đồng hằng ngày để phát hiện kịp thời sự xuất hiện bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, nhổ và tiêu huỷ cây lúa nhiễm bệnh, quản lý tốt rầy trên ruộng để hạn chế lây lan.
- Bệnh đạo ôn: Bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng và bệnh đạo ôn cổ bông có thể xuất hiện trên trà lúa đông xuân gieo sạ muộn, nhất là trên những ruộng gieo trồng giống nhiễm (OM 4218; Jasmin 85; IR 50404…) sạ dày, bón nhiều phân đạm… Cần kiểm tra ruộng lúa để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
(Theo Nông nghiệp VN)