Vài năm gần đây, người dân ở những vùng chuyên trồng củ đậu như xã KimTân (Kim Thành) đã thực hiện một cách làm mới. Mỗi xóm vài gia đìnhthành 1 nhóm làm đổi công cho nhau. Họ lên lịch trồng cụ thể cho từngnhà.
Trong các loại cây hoa màu, việc trồng cây củ đậu đòi hỏi huy động nhiều nhân lực, đặc biệt là khâu làm luống. Trồng một sào củ đậu, chủ hộ phải huy động từ 10 đến 15 người. Để huy động nhiều người, chủ hộ thường phải nhờ cậy hàng xóm, bà con ruột thịt.
Việc nhờ cậy khá vất vả vì hầu hết người lao động trẻ trong làng, xã đều đi làm ở các công ty. Có người trồng thì phải lo người nấu cơm phục vụ. Có khi trồng một sào củ đậu, người ngoài tưởng gia đình đang tổ chức một việc trọng đại nào đó.
Vài năm gần đây, người dân ở những vùng chuyên trồng củ đậu như xã Kim Tân (Kim Thành) đã thực hiện một cách làm mới. Mỗi xóm vài gia đình thành 1 nhóm làm đổi công cho nhau. Họ lên lịch trồng cụ thể cho từng nhà. Mỗi ngày trồng được cho từ 2 đến 3 gia đình tuỳ theo diện tích. Thay vì phục vụ cơm cho người trồng, nay gia đình chỉ lo nước uống, có thể là ấm trà xanh, một nồi chè đỗ đen hoặc cốc bia hơi. Do vậy đã giảm bớt chi phí cho sản xuất, đồng thời tạo sự đầm ấm, đoàn kết nơi thôn xóm.
Mô hình này tuy không mới xong đang được thực hiện một cách hiệu quả ở quê tôi. Hy vọng, từ việc làm nhỏ này, các địa phương khác có thể học tập, áp dụng vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm.
ĐINH VĂN QUẢNG