Dốc sức trị bệnh hại lúa

08/04/2010 13:58

Tình hình dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa diễn biến phức tạp với tổngdiện tích lúa bị nhiễm hơn 23.000 ha. Thái Bình đang là tỉnh bị nặng nhất với 17.760ha lúa nhiễm bệnh.

Ông Bùi Sĩ Doanh - Ảnh Chinhphu.vn

Trước tình hình bệnh lùn sọc đen hại lúa đang có diễn biến phứctạp và lây lan nhanh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bảo vệ thực vật, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Sĩ Doanh đã trao đổi với CổngThông tin Điện tử Chính phủ về tình hình diễn biến dịch bệnh và nhữngbiện pháp ngăn ngừa hiệu quả.

Theo ông Doanh, bệnh lùn sọc đen hại lúa diễn biếnbắt đầu từ vụ mùa năm 2009. Cho đến nay vào vụ Đông Xuân, tình hìnhdịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Trong tuần qua, diện tích lúa bịnhiễm bệnh tăng gần 800 ha và tăng tương đối nhanh.

Bệnh lùn sọc đen xuất hiện tại 25 tỉnh

Hiện nay, bệnh lùn sọc đen hại lúa đã xuất hiện trên25 tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi trở ra. Điện Biên là tỉnh mới nhấtxuất hiện dịch bệnh trong tuần vừa rồi.

Thái Bình hiện nay là tỉnh bị nặng nhất với 17.760ha lúa nhiễm bệnh, diện tích bị hủy hơn 1ha. Tỉnh bị nặng thứ hai là Ninh Bình với diện tích bị bệnh trên 1.500ha, trong tuần qua diện tíchbị bệnh tại tỉnh này tăng 440ha.

Ông Bùi Sĩ Doanh cho biết, đây là loại bệnh virusmới, trong đó Trung Quốc là nước đầu tiên xuất hiện dịch bệnh này từnăm 2003, gây hại nặng cho lúa vào năm 2007 – 2008. Đến năm 2009, bệnhlùn sọc đen hại lúa bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Sang năm nay là vụthứ hai dịch bệnh này gây hại trên lúa tại nước ta.

Bệnh này, diễn biến phức tạp, chưa có thuộc đặc trị.Do đó ông Bùi Sĩ Doanh cho biết, mới có chủ trương tập trung trừ rầy,trong đó rầy lưng trắng là trung gian môi giới truyền bệnh (khi rầychết trên cây bị bệnh thì virus tồn tại trong rầy từ đó sẽ truyền sangcây khác gây bệnh.).

Vì là loại bệnh mới nên cả Trung Quốc và Việt Namđang tiếp tục nghiên cứu, tìm biện pháp phòng ngừa. Chủ trương của cáccơ quan nghiên cứu quốc tế là không chỉ tìm giải pháp phòng trừ mộtcách hiệu quả nhất để ứng dụng tại Việt Nam mà còn ngăn ngừa khả nănglây lan sang các nước khác.

Lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen - Ảnh Chinhphu.vn

Theo ông Bùi Sĩ Doanh, tại Việt Nam, khả năng lây lan dịch bệnh này vàocác tỉnh phía Nam là không loại trừ. Tuy đặc điểm của virus là thíchnghi với thời tiết lạnh nhưng riêng với virus này lại thích nghi cả vớithời tiết nóng. Vì tại Trung Quốc dịch lùn sọc đen hại lúa xuất hiện ởphía Nam và ở Việt Nam dịch bệnh đang phát triển dần vào phía trong nênrất đáng lo ngại.

Theo sự chỉ đạo của Bộ NNPTNT, đã tiến hành phuntrừ rầy được trên 151.500 ha, bao gồm cả diện tích bị bệnh và diện tíchruộng xung quanh theo đúng hướng dẫn của Bộ. Các tỉnh từ Quảng Ngãi trởra đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng trừ dịch bệnh lùn sọc đen hại lúa. ỞTrung ương, Bộ đã thành lập Ban Chỉ đạo và công bố dịch từ Quảng Ngãitrở ra.

Chủ trương chung của Bộ vẫn là cứu lúa, nhổ bỏ câybệnh, chỉ hủy cây nào xét thấy không còn khả năng cho năng suất. Chođến nay, mới hủy khoảng 20 ha, trong đó 17,95 ha tập trung ở tỉnh QuảngNam tại giai đoạn đầu khi lúa non, còn rải rác ở một số tỉnh như: QuảngNinh, Hòa Bình, Nghệ An.

Một đặc điểm nữa là khác với vụ mùa, bệnh lùn sọcđen hại lúa xuất hiện ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Do đó, các địa phươngđã huy động nhân dân nhổ cây bệnh, cấy dặm bằng cây khỏe và phun thuốctrừ rầy toàn bộ. Hiện nay các trà lúa phát triển tương đối tốt, tuynhiên ông Bùi Sĩ Doanh lưu ý, vẫn phải đợi đến giai đoạn đòng có trỗđược hay không.

Ông Bùi Sĩ Doanh cho biết, một điều đáng lo ngại đólà tuần trước, trên diện tích lúa sớm tại Nho Quan (Ninh Bình), ở giaiđoạn đầu, lá xoắn lại, trỗ không thoát, bắt đầu trên lóng thân xuấthiện những nốt sần (đặc điểm của bệnh lùn sọc đen). Nếu đợi đến cuốitháng 4, lúa trỗ thoát thì vụ Đông Xuân này sẽ thắng lợi.

Bộ NNPTNT đang chỉ đạo quyết liệt vụ Đông Xuân,triệt nguồn bệnh tận gốc (nguồn bệnh ở đây bao gồm cây bệnh và môi giớitruyền bệnh rầy lưng trắng) để bảo vệ vụ mùa vì cuối tháng 4 trà lúasớm có thể trỗ, hoặc có trà lúa có thể thu hoạch.

Cán bộ, lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra bệnh trên cây lúa - Ảnh Chinhphu.vn

Ông Bùi Sĩ Doanh lưu ý, khi kết thúc vụ Đông Xuân phải cầy ải, nhổ câylúa chép, vùi gốc rạ sau đó phun thuốc trừ rầy. Những nơi có điều kiệnkết thúc sớm vụ Đông Xuân thì dãn cách khoảng 15 ngày mới triển khai vụmùa sẽ tốt hơn, khi làm vụ mùa phải tiến hành ở những nơi không bịbệnh, bảo vệ mạ thật tốt.

Kịp thời phòng ngừa bệnh đạo ôn trên lúa

Nhận định dịch bệnh trong thời gian tới, ông Bùi SĩDoanh cho biết, dự báo, đầu và cuối tháng 4 khả năng có đợt rầy lưngtrắng rất rộ, do đó phải làm sao trừ rầy thật tốt. Nếu đợt rầy lưngtrắng không được trừ tốt sẽ là nguy cơ truyền bệnh giai đoạn phát triểnđòng, giai đoạn này rất nguy hiểm. Vì vậy các địa phương cần chú ý xửlý diệt trừ triệt để. 

Trước điều kiện thời tiết hiện nay, nhiều ngày cómưa phùn, trời âm u rất thuận lợi cho bệnh phát triển gây hại trên cáctrà lúa nhất là trên các giống lúa nhiễm. Đặc biệt với điều kiện thờitiết này rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn gây hại trên lúa trổ bông.

Các tỉnh Bắc Bộ đã có trên 1.280 ha lúa bị nhiễm đạoôn lá, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 1-3%, cao 5-10%, cục bộ 30-40%. Đã xuấthiện các ổ bị lụi tại Điện Biên, Hưng Yên, Thái Bình trên giống nhiễmNếp, Q5, BC15, KD18. Bắc Trung Bộ đã có trên 3.500 ha nhiễm đạo ôn lúa.

Ông Bùi Sĩ Doanh cho biết, bệnh đạo ôn hại lúa ởphía Bắc và Bắc Trung Bộ có thể tiếp tục phát triển vào khoảng cuốitháng 4 này..

Theo ông Doanh, cần phun thuốc trừ các ổ dịch đạo ônlá, những nơi đã bị đạo ôn lá nặng cần phun kép bằng các loại thuốc trừbệnh đặc hiệu.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, cần triển khai phunthuốc trừ rầy khi rầy còn non (từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3) làgiai đoạn rầy dễ mẫn cảm với thuốc. Đồng thời, để ngăn chặn rầy pháttán truyền thành virut, nên dùng loại thuốc chống lột xác để hạn chếgây hại .

Ngày6/4, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ NNPTNT đã có Công điện số 487/CĐ-BNN-BVTVgửi các Sở Nông NNPTNT và Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương phía Bắc, từ Thừa Thiên Huế trở ra, Trung tâm Bảovệ thực vật phía Bắc và Trung tâm Bảo vệ thực vật khu 4 về việc phòngchống bệnh đạo ôn hại lúa.

Ngày26/3, Bộ NNPTN đã ban hành Thông tư 17/2010/TT-BNNPTNT trong đó hướngdẫn các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. 

(Theo Chinhphu)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dốc sức trị bệnh hại lúa