Viết tên một người nào đó, vừa đọc được, vừa trở thành nét vẽ chân dung của người đó, là kiểu thư pháp nhân diện của nhà thư pháp Lê Thiên Lý, chủ nhiệm Câu lạc bộ thư pháp Hải Phòng.
Trong mấy năm gầnđây, người dân Hải Phòng đã trở lại chơi thư pháp và thích được ngắmnhững bức thư pháp treo hai bên đường Nguyễn Đức Cảnh mỗi độ Tết đếnxuân về. Riêng với cách thể hiện kiểu nhân diện của ông Lý, người chơi có một bức chân dung của mình, khi nhìn kỹ lại chính là tên mình.
Để có được nét chữ giống mặt người, hoặc ngược lại,chân dung một người được thể hiện qua nét chữ viết tên mình, người chơiphải ngồi thư giãn, tĩnh tâm hoặc có một bức ảnh thể hiện tính cách củamình để ông Lý ngắm nhìn mà vẽ thành một bức thư pháp nhân diện. Có lẽ đây là điều khó vì chẳng có một khuôn mẫu nào, chỉ có sự sáng tạo mới thể hiện được.
Chữ Thăng Long do ông Lý thể hiện theo lối nhân diện |
Ông Lê Thiên Lý còn có lối thư pháp hoa điểu,tức là thể hiện hoa lá, chim thú dưới dạng nét chữ. Tuy nhiên, ngườixem phải suy ngẫm, tưởng tượng để tìm ra nét tinh tế, sự sống động củaloài cây, con vật. Ví như chữ Long, tức là rồng thì mềm mại trong thế múa lượn, chữ Hổthì phải là hổ trong thế chồm lên bắt mồi một cách oai phong. Người dânHà Nội cũng rất thích kiểu thư pháp mới lạ này khi ông Lý có dịp xuấthiện tại các lễ hội của Hà Thành.
Với khả năng của mình, sự hiểu biết về chữ nghĩa, ông Lý đã viết đôicâu đối chơi chữ thủ vĩ liên hoàn nghịch độc (một câu đọc thành nhiềucâu), xếp thành hình bông hoa hai mươi cánh: Xuân rượu đậm nồng men rượu hoa hoa rượu Tết. Tết hoa tươi thắm sắc hoa rượu rượu hoa xuân. Câu đối này có thể đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hoặc ngược lại đều có nghĩa.
(Theo Đất Việt)