Đình Đồng Tái ở xã Thống Kênh (Gia Lộc, Hải Dương) tuy phần hậu cung bị hư hại nhiều nhưng đình vẫn giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo từ thời Nguyễn.
Theo các cụ cao niên trong làng, đình Đồng Tái được xây dựng từ khi khởi lập làng. Năm 1932, dưới thời vua Bảo Đại, công trình được đại trùng tu. Từ đó đến nay, đình chính cơ bản vẫn giữ nguyên được kiến trúcĐình Đồng Tái cổ được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam nhưng hiện đình bị hư hại nhiều phần nên chỉ giữ được đình chính Đình Đồng Tái là nơi thờ cúng 3 vị thành hoàng làngNgay chính giữa điện thờ là bức châm thư cổ với nội dung ca ngợi vẻ đẹp của đình Đồng TáiĐến nay, toàn bộ cột gỗ lim vẫn được bảo quản tốtCác nét chạm cổ theo cấu kiện con chồng đấu sen vẫn giữ nguyên vẹn từ thời nhà Nguyễn đến nayĐình Đồng Tái còn lưu giữ được các đạo sắc phong qua từng thời kỳCác đạo sắc phong đều được lưu giữ cẩn thận nên giữ nguyên được bút tích và chưa bị hư hại bởi dấu vết của thời gian Các đạo sắc phong được chụp và lưu giữ trong tủ kín để người dân có thể chiêm ngưỡngMái đình vút cong vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo từ thời Nguyễn theo kiểu tàu đao mái chảyNhững người từng công đức gỗ để xây đình đều được khắc ghi vào cột chính của đìnhLễ hội đình Đồng Tái được tổ chức từ ngày 10 - 12/2 (âm lịch). Nét độc đáo của đình là lễ rước Giao chạ giữa 2 thôn Đồng Tái và Đồng Đức. Thánh làng Đồng Tái đi đường bộ, kiệu thánh làng Đồng Đức đi đò, 2 đoàn gặp nhau rồi về tập trung tại miếu Ba Chạ để tế lễ (ảnh tư liệu)Thông tin Đình Đồng Tái được số hóa, du khách đến tham quan có thể quét mã QR để tìm hiểu thêm về di tích lịch sử quốc gia nàyHiện nay, ngoài đền chính thì phần hậu cung bị phá bỏ chỉ còn giữ lại 1 gian. Tuy nhiên, cảnh quan kiến trúc của ngôi đình vẫn hài hòa và giữ được nét cổ kính của đình làng Việt Nam
Đình Đồng Tái ở xã Thống Kênh (Gia Lộc) thờ 3 chị em họ Đào là: Đào Thị An, Đào Công Hải và Đào Công Thông, những người có công phò vua Duệ Vương đánh giặc Thục, giặc Lương bảo vệ đất nước... Hiện đình còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, nghệ thuật từ thời Nguyễn như: Long đình, khám, ngai, cửa võng, đại tự, cuốn thư, kiếm thờ... Những năm kháng chiến sau này, đình Đồng Tái là nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương và của tỉnh. Tháng 4/1995, đình Đồng Tái được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.