Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Cuba và Brazil chuyển tải thông điệp của Việt Nam về tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Nhận lời mời của Đại tướng Raul Castro, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ươngĐảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộnghòa Cuba, và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, ngài Dilma Rousseff, Tổng Bíthư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba từ ngày 8 đến 12-4 vàthăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 12 đến 15-4.
Tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện Việt Nam-Cuba Cộng hòa Cuba là một đất nước xinh đẹp bao gồm hơn 1.600 hòn đảo lớn, nhỏ vớidiện tích 114.524km2. Hòn đảo Cuba có hình con cá sấu vươn dài trên biển Caribelà hòn đảo lớn nhất của quần đảo Antigiát, cùng với đảo Thanh Niên và các đảonhỏ xung quanh, án ngữ lối vào vịnh Mexico, giữa Bắc, Trung và Nam Mỹ.
Với 3/4 diện tích lãnh thổ là đồng bằng, sông ngòi ở đây ít và nhỏ. Đất đai nơiđây vô cùng mầu mỡ cộng với khí hậu nhiệt đới ôn hòa, rất thích hợp cho việccanh tác phát triển các loại cây công nghiệp như mía, càphê, thuốc lá và các câyăn quả khác, đồng thời là điều kiện lý tưởng cho việc tập trung chăn nuôi đạigia súc.
Ngành du lịch tại Cuba rất phát triển bởi được thiên phú cho nhiều vùng sinhthái và bờ biển đẹp. Ngoài ra, Cuba còn có nhiều loại khoáng sản như niken (trữlượng lớn nhất thế giới), đồng, sắt, mănggan, dầu lửa...
Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của Cuba được thông qua năm 1992, tuyên bố Nhà nướcđược dẫn dắt bởi các tư tưởng của Jose Marti, các tư tưởng chính trị của Marx,Engels và Lenin. Hiến pháp này cũng quy định Đảng Cộng sản Cuba là "lực lượnglãnh đạo xã hội và đất nước".
Tháng 4-2011, Đại hội VI Đảng Cộng Sản Cuba đã thông qua đường lối "cập nhậthóa" mô hình phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh các biện pháp cải cách kinhtế-xã hội, phát triển kinh tế tự doanh, cắt giảm lực lượng lao động dôi dư trongkhu vực Nhà nước, cắt giảm bao cấp...
Tháng 1-2012, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Cuba đã thông qua Nghị quyết vềcông tác xây dựng Đảng với mục tiêu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng, tăng cường mối quan hệ mật thiết với cáctổ chức nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu,giáo điều... nhằm thực hiện thành công đường lối kinh tế-xã hội được thông quatại Đại hội VI.
Tuy còn nhiều khó khăn, thách thức, đường lối "cập nhật hóa" mô hình phát triểnkinh tế-xã hội đã bước đầu thu được kết quả tích cực; kinh tế Cuba có bước khởisắc, 2011 đạt mức tăng trưởng 2,7%. Nhiều biện pháp khuyến khích kinh tế tựdoanh phát triển được thông qua đã động viên người dân hăng hái tham gia sảnxuất, hàng hóa nhiều lên, đời sống nhân dân được cải thiện.
Hiện nay, ngành du lịch đã trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai của Cuba(sau xuất khẩu nhân công kỹ thuật và chuyên môn). Chỉ trong thập kỷ qua, Cuba đãtăng gấp ba lần thị phần du lịch của mình tại Caribe với sự đầu tư lớn vào hạtầng du lịch. Năm 2011, Cuba đón khoảng 2,7 triệu lượt du khách, với doanh thukhoảng 2 tỷ USD. Theo dự báo, tỷ lệ tăng trưởng ngành du lịch sẽ còn tiếp tụctăng cao. Song song với sự phát triển nổi tiếng của ngành y tế Cuba, Chính phủCuba cũng đẩy mạnh ý tưởng du lịch y tế, nhằm mang lại thu nhập cho đất nước.
Trong nhiều năm, Cuba đã phát triển các bệnh viện đặc biệt điều trị bệnh riêngcho người ngoại quốc và các nhà ngoại giao nước ngoài. Mỗi năm, hàng ngàn ngườichâu Âu, Mỹ Latinh, Canada và người Mỹ tới đây để sử dụng các dịch vụ chăm sóc ytế có chất lượng tốt, mà giá cả lại thấp hơn nhiều lần so với các nơi khác.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (2-12-1960), quan hệ Việt Nam-Cuba đượcduy trì, phát triển, thể hiện tình cảm, lập trường cách mạng kiên định, thủychung của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước đối với sự nghiệp cách mạng vàcông cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.
Cuba là nước đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh vìđộc lập tự do và thống nhất đất nước trước đây, cũng như xây dựng đất nước củaViệt Nam ngày nay; quan tâm thúc đẩy quan hệ mọi mặt với Việt Nam trên các lĩnhvực có thế mạnh như xây dựng, giao thông, công nghệ sinh học, giáo dục, y tế,thể dục-thể thao, nông nghiệp...
Hai nước thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, cũng như giữa các bộ, ngành,địa phương, duy trì cơ chế hoạt động thường niên của Ủy ban liên Chính phủ hainước, nhằm tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Đảng, Nhà nước và nhân dânhai nước. Hai bên nhất trí cao về việc tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đoànkết, hữu nghị, hợp tác anh em, nâng cao hiệu quả của các mối quan hệ này, phùhợp với thế mạnh và tiềm năng của mỗi nước.
Trước khó khăn của bạn, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xuất khẩu có hỗ trợ tín dụngcho Cuba 400.000 tấn gạo trong năm 2010 và 300.000 tấn trong năm 2011. Hai bêntiếp tục triển khai đúng kế hoạch các dự án "Phát triển sản xuất lúa quy mô hộgia đình giai đoạn 3", "Hợp tác hỗ trợ Cuba phát triển ngô và đậu tương", "Hợptác Việt Nam-Cuba về phát triển sản xuất lúa tại Cuba giai đoạn 2010-2015," vớitổng số tiền Việt Nam hỗ trợ bạn trên 43 triệu USD.
Việt Nam cũng đang tiếp tục triển khai các dự án hợp tác dầu khí đã ký kết vớinước bạn (2007) và thúc đẩy các dự án đầu tư tại Cuba trong các lĩnh vực xâydựng hạ tầng du lịch, viễn thông, giáo dục và đào tạo.
Việt Nam-Brazil: Đối tác bình đẳng, cùng có lợi Cộng hòa Liên bang Brazil là quốc gia rộng nhất Nam Mỹ và thứ 5 trên thế giới,với diện tích hơn 8,5 triệu km2, dân số hơn 200 triệu người. Nói đến đất nướcBrazil người dân trên thế giới sẽ liên tưởng ngay đến môn thể thao vua (bóng đá)và vũ điệu săm-ba cuồng nhiệt. Nhưng không chỉ có vậy, Brazil còn có nền kinh tếlớn nhất khu vực Mỹ Latinh và đứng thứ 6 thế giới với cơ cấu kinh tế bao gồm:dịch vụ 57%; công nghiệp 37%; nông nghiệp 6%.
Brazil là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên như sắt, mănggan, bauxite, nhôm,uranium, đá quý, gỗ, dầu khí, tài nguyên nước... đứng đầu thế giới về sản xuấtmía đường và càphê, chiếm 1/2 sản lượng càphê thế giới, một trong bốn nước đứngđầu thế giới về chăn nuôi. Khoa học kỹ thuật, công nghệ đạt trình độ cao trongnhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng; có nền công nghiệp hàng không,quân sự, cơ khí, chế tạo... khá phát triển. Thu nhập bình quân đầu người củaBrazil đạt mức khá cao so với khu vực Mỹ Latinh với khoảng 11.000 USD/năm.
Mặc dù cũng bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng do cóchính sách kinh tế đúng đắn, sự chỉ đạo quyết liệt từ chính phủ, nền kinh tếBrazil đã phục hồi nhanh, phát triển ổn định và bền vững. Năm 2011, Brazil đạttốc độ tăng trưởng khoảng 4% và lạm pháp được kiềm chế ở mức 6,5%; GDP ước tínhđạt 3.000 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,2%; trao đổi thương mại đạt hơn480 tỉ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước.
Brazil có vai trò quan trọng tại khu vực và ngày càng tăng trên trường quốc tế.Chính phủ của nữ Tổng thống Dilma Rousseff hiện đang tiếp nối đường lối và chínhsách đề cao độc lập chủ quyền và quyền tự quyết; chủ trương củng cố và pháttriển mọi mặt khối MERCOSUR; thúc đẩy liên kết, hội nhập khu vực, đồng thời quantâm đẩy mạnh quan hệ với các nước ở các khu vực khác, trong đó chú trọng châuÁ-Thái Bình Dương. Brazil là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế,năng động, tích cực và có nhiều sáng kiến trong nhiều vấn đề đa phương.
Việt Nam và Brazil đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 8-5-1989. Quan hệ hainước được thúc đẩy và phát triển không ngừng. Việt Nam lập Đại Sứ quán tạiBrasilia năm 2000 trên cơ sở nâng cấp Tổng Lãnh sự quán lập tại thành phố SaoPaulo (1998); Brazil là nước Nam Mỹ đầu tiên lập Đại sứ quán ở Hà Nội (1994).
Hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, cấp bộ, ngành và doanh nghiệp. Trênphương diện đa phương, hai nước cùng quan điểm về cải cách Liên hợp quốc vànhiều vấn đề quốc tế khác. Brazil đã sớm ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thươngmại Thế giới, ứng cử làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốckhóa 2008-2009, cam kết xem xét tích cực công nhận quy chế kinh tế thị trườngđối với Việt Nam.
Và ngược lại, Việt Nam khẳng định ủng hộ Brazil ứng cử làm Ủy viên không thườngtrực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2010-2011 và trở thành Ủy viênthường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mở rộng. Hai nước cũng đã ký nhiềuhiệp định, văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực và đang tiếp tục thúc đẩy đàmphán, ký kết các thỏa thuận hợp tác khác, nhằm làm đầy đủ hơn hành lang pháp lýcho việc phát triển quan hệ giữa hai nước.
Trao đổi thương mại song phương Việt Nam-Brazil những năm gần đây có, từ trên100 triệu USD năm 2005 lên hơn 900 triệu USD năm 2010 và năm 2011 đạt trên 1,4tỷ USD. Việt Nam xuất khẩu sang Brazil chủ yếu các mặt hàng cơ khí, điện tử, vậtliệu xây dựng, than, gạo, hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, giầy dép, thủy sản...và nhập khẩu từ Brazil chủ yếu là bột mì, dầu đậu tương, khô đậu tương, gỗ,giấy, vật liệu da...
Hai nước có nhiều tiềm năng có thể hợp tác bổ trợ cho nhau trên nhiều lĩnh vực.Cùng với quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại phát triển ngày càng tốt đẹp,hai bên đã thỏa thuận mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khoa học-công nghệ, nănglượng, y tế, văn hóa, du lịch, thể thao. Brazil sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm vàhợp tác với Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực; quan tâm thúc đẩy hợp tác trêncác lĩnh vực: năng lượng, chế tạo máy, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y tế...
Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Cuba, Việt Nam-Brazil không ngừng phát triển tốtđẹp, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Cộng hòa Cuba và Cộng hòaLiên bang Brazil lần này, nhằm chuyển tải bức thông điệp cao nhất của Đảng, Nhànước và nhân dân Việt Nam về tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triểnvới nhân dân Cuba, nhân dân Brazil, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ cóchiều sâu với các nước bạn bè truyền thống và phong trào cánh tả Mỹ Latinh trongtiến trình chủ động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng.
(TTXVN)