Người chăn nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang phải đối mặt với thiệt hại lớn do dịch lợn tai xanh hoành hành dữ dội trong hơn 1 tháng trở lại đây...
Trên 16 ngàn con lợn chết, bị tiêu hủy52 con lợn bị chết, trại lợn nhà anh Đặng Huy Mạnh giờ bỏ trống - Ảnh: M.S
Đầu tư lớn để xây dựng trang trại nuôi lợn nên khi dịch ập xuống,gia đình anh Đặng Huy Mạnh ở thôn Lân là hộ bị thiệt hại nặng nề nhấtxã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội). Số lợn bị tiêu hủy của riêng giađình anh Mạnh đã lên tới gần 4 tấn.
Một chủ trại chăn nuôi lớn khác tại xã Thạch Lỗi (H.Cẩm Giàng, tỉnhHải Dương) là anh Vũ Ngọc Trung kể: "Dịch vừa mới quét qua, nhà tôi đãphải tiêu hủy khoảng gần 2 tấn lợn. Mấy con khác cũng đã bỏ ăn, sốt caorồi, chắc khó qua khỏi". Anh Trung cho biết, năm 2007, dịch lợn taixanh đã khiến gia đình anh bị kiệt quệ, cố gây dựng mãi, đàn lợn vừamới phát triển trở lại, với gần 100 con thì lại tiếp tục có dịch khiếnanh vô cùng lo lắng.
Cơquan thú y và Bộ NN-PTNT yêu cầu phải tiêu hủy ngay lợn chết do dịchnhưng thực tế, người dân muốn tiêu hủy cũng không dễ chút nào. Điểnhình như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Loan ở thôn Giao Tự, xã KimSơn, Gia Lâm (Hà Nội). Theo bà Loan, khi lợn bị chết, gia đình bà đãgọi điện cho Ban Thú y của xã Kim Sơn xin đem tiêu hủy nhưng Ban Thú yxã trả lời phải đợi "có chủ trương từ trên huyện xuống", nếu tự đemtiêu hủy số lợn chết, gia đình bà sẽ mất trắng khoản tiền hỗ trợ là25.000 đồng/kg. Do vậy bà Loan đành bỏ xác 4 "con ỉn" vào bao tải cóphủ tạm vôi bột đem để sau nhà. Mãi tới ngày 30.4, nghĩa là sau 3 ngàysố lợn nhà bà Loan chết bệnh mới được đem tiêu hủy. |
Ông Văn Đăng Kỳ, Trưởng phòng Dịch tễ (Cục Thú y, Bộ NN-PTNT) chobiết, tính đến chiều 1.5, dịch lợn tai xanh đã tái phát và đang tấncông đàn lợn của người dân ở 131 xã (phường) thuộc 25 huyện (thị) của12 tỉnh thành, gồm: Hải Dương, Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, BắcNinh, Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Nam, Nghệ An, Nam Định, Hà Nam và LạngSơn. Hiện đã có tổng cộng 39.826 con lợn mắc bệnh, trong đó 16.230 conđã chết hoặc bị tiêu hủy.
Nguy cơ tiếp tục lan rộng
Ông Hoàng Văn Năm, Cục trưởng Cục Thú y, nhận định: "Sau 2 - 3 nămkhông có dịch, người dân và một số chính quyền cơ sở đã lơ là chủ quan.Một số tỉnh phát hiện chậm, có khi sau 7 - 10 ngày dịch khởi phát vàlan ra diện rộng mới nắm được thông tin. Một số nơi vì nhiều nguyênnhân đã giấu dịch, trong đó có việc do chưa lường trước được hậu quả,tự triển khai chống dịch đến khi dịch lan rộng thì hoảng quá mới báocáo cấp trên. Nhiều tỉnh không có kế hoạch phòng, chống dịch chu đáo,cụ thể".
Theo ông Năm, nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong việc triểnkhai công tác hỗ trợ người dân có lợn mắc bệnh bị tiêu hủy, không côngkhai cho dân biết về chủ trương này mặc dù dịch xảy ra từ trước đó cảnửa tháng trời, khiến người dân hoang mang nên bán tống bán tháo lợnbệnh với giá rất "bèo", làm dịch càng trầm trọng hơn và khó khống chếhơn.
"Ngay từ khi dịch khởi phát tại Hải Dương, chúng tôi đã cảnh báo vàyêu cầu các địa phương khác triển khai quyết liệt các biện pháp phòngchống. Tiếp đó, Bộ NN-PTNT, rồi Thủ tướng Chính phủ cũng đã có côngđiện khẩn yêu cầu các địa phương khẩn cấp dập tắt dịch nhưng đúng làtình trạng "trên nóng dưới lạnh" trong phòng, chống dịch vẫn đang diễnra, dịch tiếp tục lan rộng và gây hậu quả ngày một nặng nề hơn. Hiệnnay dịch vẫn đang trong tình trạng rất nghiêm trọng, nguy cơ lây lanrộng tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ rồi lan rộng vào phía Nam là rấtcao", Cục trưởng Cục Thú y bức xúc.
Ông Năm khuyến cáo, trong khi VN chưa thử nghiệm được việc tiêmvắc-xin phòng dịch lợn tai xanh, chính quyền và cơ quan hữu trách cácđịa phương cần phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ khâu vận chuyển, giết mổlợn, đồng thời tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
(Theo Thanh niên)