Đến nay, đã có 5 địa phương ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam được xácđịnh có dịch cúm gia cầm là Cà Mau, Điện Biên, Sóc Trăng, Nam Định vàKhánh Hòa. Thời gian tới, nguy cơ lây lan ra các địaphương khác rất cao.
Khánh Hòa là địa phương mới nhất có tên trên bản đồ cúm gia cầmtrong đợt này với các ổ dịch xảy ra trên đàn gà 770 con tại huyện NinhHòa và đàn chim cút 6.000 con của hộ dân thuộc huyện Vạn Ninh. Tại CàMau, dịch bệnh nguy hiểm này tiếp tục tấn công đàn vịt của người dânthuộc xã Khánh Bình Đông (huyện Trần Văn Thời) và xã Nguyễn Phích(huyện U Minh) làm gần 200 con vịt mắc bệnh.
Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y nhậnđịnh, trong thời gian tới, nguy cơ cúm gia cầm lây lan ra các địaphương khác trên cả nước là rất cao, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằngsông Cửu Long. Nguyên nhân dịch cúm gia cầm liên tiếp tái phát lẻ tẻ ởcác tỉnh, thành là do khâu tiêm phòng và triển khai các biện phápphòng, chống khác của người dân và ở cấp cơ sở chưa tốt, kể cả việckiểm soát vận chuyển qua biên giới cũng như trong nội địa và kiểm soátgiết mổ không được tốt. Thêm vào đó, mấy năm nay, dịch không bùng phát thànhđợt lớn nên nảy sinh tư tưởng chủ quan trong phòng, chống. Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo và đang tăng cường kiểm trađôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương. Thứ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn Diệp Kỉnh Tần cùng đoàn công táccủa Bộ đang tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh nguyhiểm này ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và sẽ có cuộc họp bàn,triển khai công tác phòng, chống dịch với lãnh đạo các tỉnh vào ngày3-3.