Trong những năm trở lại đây, đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn đều được đánh giá là phù hợp với mục đích đặt ra của kỳ thi này.
Năm 2019
Năm 2019, kỳ thi vẫn mang tên Kỳ thi THPT quốc gia. Đối với đề ngữ văn, phần đọc hiểu ra tác phẩm Trước biển của Vũ Quần Phương. Phần làm văn ra tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đề thi được đánh giá tròn trịa, không máy móc. Tuy nhiên, một số giáo viên ngữ văn nhận xét câu nghị luận nêu vấn đề quá cũ kỹ nên không kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.
Về phổ điểm, năm 2019 môn ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 6 điểm.
Năm 2020
Đề ngữ văn một lần nữa được nhận xét "quen thuộc" và phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp - như tên gọi của kỳ thi kể từ năm 2020. Học sinh cũng quen thuộc với cấu trúc này nên không bất ngờ, bỡ ngỡ.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi được tổ chức thành 2 đợt. Sau đây là đề ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 và đợt 2.
Năm 2020, điểm trung bình bài thi môn ngữ văn là 6,62. Điểm số có nhiều thí sinh đạt được nhất là 7 điểm. Số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 75.779 (chiếm tỷ lệ 9%). Có 2 thí sinh đạt điểm 10 trong bài thi môn ngữ văn của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Năm 2021
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 cũng được tổ chức thành 2 đợt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đề thi của môn ngữ văn trong hai đợt thi như sau:
Kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn của cả nước năm 2021 cho thấy: Có 978.027 thí sinh tham gia thi bài thi ngữ văn trong đó điểm trung bình là 6,47 điểm, điểm trung vị là 6,5 điểm; điểm số có nhiều thí sinh đạt nhất là 7 điểm. Số thí sinh có điểm liệt là 172 (chiếm tỷ lệ 0.02%); số thí sinh đạt điểm dưới trung bình là 117.915 (chiếm tỷ lệ 12,06%).
Theo Vietnamnet