Điêu Thuyền là một nhân vật trong Tam quốc diễn nghĩa và được nhắc tới như một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa, tuy nhiên tới nay vẫn không ai biết được kết cục người phụ nữ này như thế nào.
Hình Điêu Thuyền do Trần Hảo thể hiện trên phim (Ảnh: China.com)
Điêu Thuyền là con gái nuôi của Tư đồ Vương Doãn, được Vương Doãn bày kế biến Đổng Trác và Lã Bố trở thành kẻ thù của nhau rồi mượn tay Lã Bố để giết Đổng Trác. Sau đó, Điêu Thuyền trở thành thiếp của Lã Bố, khi Lã Bố bị bộ tướng của Đổng Trác là Lý Thôi đánh bại, Điêu Thuyền đã theo Lã Bố về Từ Châu. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, Điêu Thuyền theo người nhà Lã Bố tới Hứa Xương. Từ đó, Điêu Thuyền “bặt vô âm tín”. Sự biến mất của Điêu Thuyền đã trở thành một dấu hỏi lớn từ thời anh hùng tranh bá cho tới khi thống nhất đất nước mà chưa có lời giải đáp.
Trong tạp khúc nhà Nguyên “Liên hoàn kế” có ghi rằng Điêu Thuyền tên thật là Hồng Xương, con gái Nhiệm Ngang, chuyên cai quản quan điêu thuyền trong cung nên được gọi là Điêu Thuyền. Thực tế, trong lịch sử chỉ có một thị nữ bị Vương Doãn lợi dụng để khiêu khích mối quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác, hình tượng Điêu Thuyền được xây dựng bằng việc cải biến câu chuyện trên. Tuy nhiên, một thị nữ có thể khiến hai người đàn ông chết mê chết mệt thì quả không phải người tầm thường.
Theo nghiên cứu của học giả Mạnh Phồn Nhơn, Điêu Thuyền họ Nhiệm, tên là Hồng Xương, sinh ra tại thôn Mộc Nhĩ, Cửu Nguyên Lai, quận Bình Châu, năm 15 tuổi được chọn vào trong cung. Khi nhà Hán sắp sụp đổ, Điêu Thuyền được Tư đồ Vương Tôn nhận làm con nuôi và đổi họ thành họ Vương.
Cái chết của Điêu Thuyền đến nay vẫn là một bí ẩn. Chính sử không nhắc tới Điêu Thuyền, có câu chuyện Lã Bố và Đổng Trác bị mỹ nhân mê hoặc xảy ra nhưng tên của người phụ nữ trong câu chuyện đó không được nhắc tới. Vì thế, đã có nhiều cách giải thích khác nhau về sự biến mất của Điêu Thuyền.
Lần cuối cùng Điêu Thuyền được nhắc tới trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là cùng với Lã Bố bao vây Đổng Trác, sau đó khi Lã Bố bị giết thì không thấy sự xuất hiện của Điêu Thuyền nữa. Tuy nhiên có thể đưa ra các giả thiết rằng, sau khi Lã Bố bại trận, trong thành không mấy khốc liệt nên khả năng Điêu Thuyền bị chết trong đám hỗn độn là rất ít, hơn nữa, thời gian Tào Tháo bao vây thành cũng rất lâu nên sẽ phòng ngự chặt chẽ và cơ hội chạy thoát của Điêu Thuyền là cực kỳ nhỏ và chỉ có khả năng, Điêu Thuyền đã bị bắt đi.
Trong khi đó, Tào Tháo lại là một kẻ hám sắc, vào thời điểm ấy chỉ có hai cha con Tào Tháo và Tào Phi dám chiếm đoạt người đàn bà sắc nước hương trời này. Thế nhưng, trong Tam quốc diễn nghĩa lại không đề cập tới chuyện này giống những chuyện tương tự như Tào Tháo cưỡng đoạt cô của Trương Tề, còn Trương Phi chiếm đoạt con gái của Viên Thiệu. Tam quốc diễn nghĩa xây dựng Lưu Bị là nhân vật chính diện, những hành vi của cha con Tào Tháo càng chứng minh bọn họ là kẻ vô liêm sỉ. Vì vậy chuyện về Điêu Thuyền không được viết ra đã gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, Điêu Thuyền đã được một nhân vật tốt bụng nào đó trong truyện mang đi giấu.
Về cái chết của Điêu Thuyền, có nhận định rằng sau khi Lã Bố chết, Điêu Thuyền được Tào Tháo mang về Hứa Xương và làm nữ tì trong phủ thừa tướng. Sau đó, Tào Tháo đã dâng 10 mỹ nữ cho Quan Vũ, trong đó có Điêu Thuyền khi thua trận, vừa nghe thấy tên Điêu Thuyền trong danh sách, Quan Vũ vuốt râu nói “được” rồi nhắm mắt làm ngơ, xua tay. Điêu Thuyền nghe vậy, biết ý Quan Vũ, bèn về phòng tự sát.
Cũng có nhận định Điêu Thuyền được Quan Vũ nhận làm thiếp và đưa tới sống tại Thành Đô, mong muốn dần dần tận hưởng cuộc sống sau khi công thành danh toại nhưng không ngờ Quan Vũ bị Tôn Quyền giết, Điêu Thuyền phải sống lưu lạc.