Ung thư xương là tổn thương ác tính, gây phá hủy mô xương bình thường.
Không phải tất cả các khối u xương đều ác tính. Trong thực tế, u xương lành tính (không phải ung thư) phổ biến hơn so với những u xương ác tính. Cả hai khối u xương ác tính và lành tính có thể phát triển từ mô xương khỏe mạnh, nhưng khối u lành tính không lây lan, không phá hủy mô xương và hiếm khi trở thành mối đe dọa cho cuộc sống.
Các khối u ác tính bắt đầu trong mô xương được gọi là ung thư xương nguyên phát. Ung thư di căn đến xương từ các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như: vú, phổi, hoặc tuyến tiền liệt được gọi là ung thư thứ phát và được đặt tên theo cơ quan hoặc mô.
Ung thư xương nguyên phát hay gặp ở lứa tuổi từ 1 đến 12 tuổi, chiếm 0,2 % trong tất cả các loại ung thư nguyên phát, đứng thứ 6 trong tất cả các loại ung thư nguyên phát ở trẻ em.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư xương
Ung thư xương không có nguyên nhân rõ ràng. Nó được xếp vào nhóm ung thư khó phát hiện sớm.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo của ung thư xương:
Đau đớn
Đau ở xương bị ảnh hưởng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư xương. Lúc đầu, cơn đau không liên tục. Nó có thể tồi tệ hơn vào ban đêm hoặc khi vận động, chẳng hạn như đau chân khi đi bộ. Khi ung thư phát triển, cơn đau sẽ ở đó mọi lúc và trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động.
Sưng tấy
Sưng ở vùng đau có thể không xảy ra cho đến vài tuần sau đó. Bạn có thể sờ thấy một khối u nổi lên.
Ung thư trong xương cổ có thể gây ra một khối u ở phía sau cổ họng dẫn đến khó nuốt hoặc khó thở.
Gãy xương
Ung thư xương có thể làm suy yếu xương, nhưng hầu hết các trường hợp xương không bị gãy. Những người bị gãy xương bên cạnh hoặc xuyên qua một khối u xương thường mô tả cơn đau dữ dội đột ngột ở phần xương bị đau trong vài tháng.
Các triệu chứng khác
Ung thư trong xương cột sống có thể đè lên các dây thần kinh, gây tê và ngứa ran hoặc thậm chí là yếu.
Ung thư có thể gây giảm cân và mệt mỏi. Nếu ung thư lan đến các cơ quan nội tạng, nó cũng có thể gây ra các triệu chứng khác. Ví dụ, nếu ung thư di căn đến phổi, nó có thể gây khó thở.
Những triệu chứng này thường do các tình trạng khác ngoài ung thư, chẳng hạn như chấn thương hoặc viêm khớp. Tuy nhiên, nếu những vấn đề này diễn ra trong một thời gian dài mà không rõ lý do, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Điều trị ung thư xương
Khi u còn khu trú bệnh nhân nên cắt đoạn xương. Bác sĩ cần xem xét ảnh hưởng của u xương tới mạch máu, thần kinh lân cận, khi mổ cắt đoạn xương cần tránh gây tổn thương bó mạch thần kinh.
Bên cạnh đó, phối hợp điều trị hóa chất. Hóa chất làm hoại tử tế bào ung thư, nhiều trường hợp có thể phá hủy đến 80-90% khối u. Điều trị hóa chất trước khi mổ làm giảm số lượng cũng như kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư xung quanh khối u, từ đó có thể loại bỏ u (cắt đoạn xương), bảo vệ mô lành, bảo tồn chi thể. Điều trị hóa chất tỷ lệ sống sau 5 năm có thể lên tới 50%.
Khi u xâm lấn phần mềm lan rộng, bệnh nhân được chỉ định cắt cụt. Tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 20%, thường bệnh nhân tử vong do di căn phổi.
Các phương pháp điều trị ung thư xương rất mạnh. Thật khó khăn để hạn chế những ảnh hưởng của điều trị, không những tế bào ung thư bị phá hủy mà tế bào thường cũng bị tổn thương. Điều đó cho thấy tại sao việc điều trị gây ra nhiều tác dụng phụ.
Tác dụng phụ tùy thuộc vào phương pháp điều trị (hay gặp sau xạ trị và hóa trị) và vị trí u.
Cụ thể:
- Dễ nhiễm trùng
- Chán ăn
- Nôn, ói
- Miệng khô
- Cảm giác sức yếu, rụng tóc
- Ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh.
Các tác dụng phụ này sẽ mất khi ngừng điều trị.
Theo Dân trí