Cuộcthảo luận về tiêu chuẩn và số lượng người bầu vào ban chấp hành khóamới đã trở nên “nóng” bất thường khi các nhà văn đua nhau phát biểu tớimức có lúc, người tổ chức không thể điều hành nổi.
Các nhà văn tham dự phiên họp ngày 5-8 |
Cuộcthảo luận về tiêu chuẩn và số lượng người bầu vào ban chấp hành khóamới đã trở nên “nóng” bất thường khi các nhà văn đua nhau phát biểu tớimức có lúc, người tổ chức không thể điều hành nổi. Điều này cho thấyđại hội quan tâm rất nhiều tới nhân sự ban chấp hành mới vì mọi ngườiđều mong muốn có sự thay đổi tích cực để Hội Nhà văn có thể giúp đỡ,bảo vệ hội viên tốt hơn trong những năm tới.
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đề nghị Ban chấp hành khóa mới phải là“cầu nối” thật sự với người sáng tác để có thể hỗ trợ các nhà văn inấn, công bố các tác phẩm của mình. Nhà văn Triệu Lam Châu yêu cầu,người nào tự ứng cử vào ban chấp hành phải có chương trình tranh cửcông khai với đại hội về việc nếu trúng cử sẽ làm gì cho các hội viênvà cho hội. Ý kiến này được nhiều người tán thành vỗ tay nhiệt liệt.Nhiều nhà văn cho rằng ban chấp hành khóa mới cần phải là những ngườicó năng lực thật sự trong quản lý, điều hành và phải có tư duy tổ chức,phải có kinh nghiệm, phải được tín nhiệm kể cả về tài năng văn chươngvà khả năng quản lý.
Nhà văn Phạm Thị Minh Thư đề nghị Hội Nhà văn phải đầu tư cả vềngười và vật lực cho tờ Báo Văn Nghệ để vực dậy tờ báo này vì tờ báocủa hội chất lượng ngày một xuống và ngày càng ít độc giả. Cùng với mốiquan tâm như vậy, một số nhà văn cho rằng Báo Văn Nghệ là gương mặttinh thần của hội, do vậy ban chấp hành mới phải nâng cao tính chuyênnghiệp của báo, tập hợp được những nhà văn có tài năng và tâm huyết chobáo.
Một vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm thảo luận là đề tài văn họcchiến tranh cách mạng. Nhà văn Phan Trọng Thưởng cho rằng, nền văn họctrước đây tuy chưa có đỉnh cao về nghệ thuật nhưng đã gắn bó máu thịtvới đời sống lịch sử của dân tộc. Nhà văn Trần Thanh Giao nhận xét, vănhọc VN 50 năm trước đây được đánh giá là nền văn học chống đế quốcnhưng hiện nay đang được xem xét với các thước đo mới áp dụng cho cáctác phẩm hậu chiến. Theo ông Giao, thước đo chuẩn nhất để đánh giá tácphẩm văn chương là thước đo chân - thiện - mỹ.
Vỗ tay "mời xuống"
Đáng chú ý, có khá nhiều nhà văn khi đang đọc tham luận đã bị cácđồng nghiệp ở phía dưới “vỗ tay” mời xuống do đọc tham luận quá dài.Việc này đã trở thành một thông lệ khá vui từ các kỳ đại hội trước. Vìcó tới cả trăm tham luận gửi về đại hội, nếu đọc dài sẽ không còn thờigian dành cho người khác. Một nhà thơ vui vẻ nhận xét: “Các nhà văn đếnđây, mỗi người đều mang theo một “bồ chữ” trong người, do vậy các diễngiả không nên “khoe văn, múa chữ” trước đồng nghiệp theo kiểu “múa rìuqua mắt thợ”, sẽ gặp phải sự phản ứng của các bạn văn”.
Đặc biệt, trong lúc các nhà văn đang say mê đọc tham luận, có mộtnhà văn nữ còn khá trẻ, mang báo đi khắp lượt biếu mọi người. Khi mọingười giở báo ra lại thấy một tấm giấy nhỏ kẹp trong đó. Điều lạ lùnglà tấm giấy nhỏ này in tên hơn hai chục nhà văn với lời khuyên hãy bỏphiếu cho họ. Đây là một cử chỉ vận động “hành lang” khá lộ liễu khiếnmột số nhà văn bức xúc.
Sự cố khác trong phiên họp ngày 5-8 là việc nhà thơ Trần Mạnh Hảophải phát biểu với micro không hoạt động. Sau sự cố này, Chủ tịch HộiNhà văn Hữu Thỉnh giải thích: “Hệ thống âm thanh của hội trường có sựcố nên mới xảy ra chuyện đáng tiếc như vậy, chúng tôi đã kiểm điểm tổkỹ thuật và tổ đã nhận lỗi. Qua sự cố đáng tiếc này, chúng tôi xin lỗiđại hội”.
Tổngsố nhà văn dự phiên họp ngày 5-8 có 736 người, 186 người vắng mặt.Trong số 30 người được đề cử vào ban chấp hành, 12 nhà văn đã xin rút,gồm: Hữu Ước, Lê Minh Khuê, Đỗ Bích Thúy, Lê Văn Thảo, Thanh Thảo,Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Mai, Trương Nam Hương, Bằng Việt, Hồ AnhThái, Phan Thị Vàng Anh, Trần Đăng Khoa. Tới 19 giờ, đại hội đã chốtlại số đại biểu được vào vòng sơ loại là 18 nhà văn để bầu lấy 15 ngườivào ban chấp hành. Ngày 6-8, đại hội sẽ công bố kết quả bầu banchấp hành. |