Với hơn 100 ha ao thả cá, năm 2009, sản lượng cá thu hoạch của xã Cổ Bì (Bình Giang) đạt hơn 300 tấn, ước thu hơn 7 tỷ đồng, chiếm hơn 40% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn xã.
|
Bác Vũ Văn Thật ở thôn Hạ Bì, xã Cổ Bì có gần 2 ha nuôi cá rô đồng, mỗi năm thu lãi tới 200 triệu đồng |
XãCổ Bì (Bình Giang) có diện tích tự nhiên 405 ha, trong đó có hơn 100 havùng triều trũng ven sông. Nhiều năm trước, khu vực này là vùng đầmlầy, cỏ dại mọc um tùm, một vài hộ dân trong xã dựng lều tạm nuôi thảvịt và tận dụng những thửa ruộng trũng để nuôi cá theo hình thức quảngcanh, hiệu quả không cao. Năm 1994, xã Cổ Bì xây dựng vùng nuôi trồngthuỷ sản tập trung, chuyển hơn 100 ha đất triều trũng, cấy lúa một vụbấp bênh sang đào ao thả cá. Ban đầu, khu nuôi thuỷ sản tập trung củaxã mới chỉ có vài hộ dân tham gia, hệ thống đường vào còn lầy lội, chưacó điện chiếu sáng, diện tích ao thả cá còn manh mún. Sau khi được UBNDxã đầu tư hệ thống điện, đường giao thông, đồng thời nhận thấy hiệu quảcủa một số mô hình trang trại tại vùng chuyển đổi, số hộ mở trang trạinuôi thả cá ngày càng tăng. Hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, kênhtiêu thoát nước ngày một hoàn chỉnh, hình hài về một khu nuôi thuỷ sảntập trung dần trở nên rõ nét. Nhân dân thuê thêm ruộng đào ao thả cá vàđầu tư mở rộng trang trại chăn nuôi. Nhiều mô hình gia trại, trang trạithả cá kết hợp nuôi gà thả vườn và nuôi lợn hình thành. Số hộ dân đăngký đấu thầu đất để gây dựng cơ nghiệp trên vùng đất chuyển đổi ngày mộtnhiều. Những mảnh đất hoang hoá, cấy lúa một vụ bấp bênh ngày nào nayđã trở thành một vùng nuôi thuỷ sản tập trung với các trang trại trùphú bên những mảnh vườn xanh bạt ngàn cây ăn quả. Vụ sản xuất đầu tiên,do thiếu kinh nghiệm nên khâu chọn giống và xử lý ao nuôi chưa đúng quytrình, kỹ thuật, thời gian ngâm ao để thau chua rửa mặn chưa bảo đảmnên ở nhiều ao nuôi xuất hiện tình trạng cá chết hàng loạt, gây tâm lýhoang mang cho người sản xuất.
Trước những khó khăn ban đầu,không để dân nản, mất niềm tin. HTX Dịch vụ nông nghiệp đã chủ độngphối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Chi cụcThuỷ sản xuống tận cơ sở giúp nhân dân nắm vững kỹ thuật, hướng dẫnphương pháp khắc phục môi trường ao nuôi, chọn những giống cá phù hợpvới môi trường nước của địa phương. Đến nay, mỗi người dân ở vùng thuỷsản tập trung đã trở thành những chuyên gia thực sự về nuôi cá. Từchuyện cá ăn nhiều, ăn ít đến chuyện xử lý môi trường ao nuôi đều đượcngười dân tìm ra nguyên nhân và có cách giải quyết phù hợp. Để chọnđược giống cá tốt, HTX Dịch vụ nông nghiệp chủ động tìm địa chỉ cungứng cá giống tin cậy cho người dân. Ngoài ra, HTX cũng trở thành “bàđỡ” trong việc tìm "đầu ra" cho các hộ nuôi thuỷ sản. Hiện nay, phầnlớn các hộ dân ở Cổ Bì đều từ bỏ thói quen sử dụng phân tươi làm thứcăn cho cá. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn nuôi những loài cá đặc sản, cho giátrị kinh tế cao như cá Điêu hồng, rô phi đơn tính và rô đồng… Đặc biệt,loại cá rô đồng đang được nhiều hộ dân ở Cổ Bì nuôi thả với diện tíchgần 200 ha. Cá rô đồng nuôi theo hình thức công nghiệp lớn nhanh, thờigian sinh trưởng ngắn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng nên đãđem lại giá trị kinh tế cao. Bác Vũ Văn Thật là người có kinh nghiệmnuôi cá rô đồng của xã cho biết: “Cá rô đồng dễ thích nghi với mọi điềukiện sống. Năm 2009, gia đình tôi bắt đầu nuôi cá rô đồng. Sau khi thuhoạch, bán được 90 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi 40 triệu đồng. Thờigian gần đây, nhiều thương lái tới tận ao đặt mua trước. Có thời điểmnhu cầu thị trường tăng cao, cá rô đồng được bán với giá từ 50 đến 60nghìn đồng/kg. Nhờ nuôi cá mà nhiều hộ dân quê tôi đã được đổi đời”.Không chỉ bác Thật làm giàu được từ nuôi cá mà nhiều gia đình khác nhưgia đình bác Dũng, anh Thủy, anh Hà đã đổi đời theo cách nói của bácThật. Trước đây họ chỉ là những hộ dân bình thường, thậm chí có giađình có hoàn cảnh khó khăn nhưng giờ đây gia đình nào cũng có nhà khangtrang và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Nghề nuôi thuỷ sản không nhữnggóp phần cải tạo vùng đất hoang hoá của địa phương mà còn góp phần tạoviệc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Khi hỏi về kinh nghiệmnuôi cá hiệu quả, nhiều người dân Cổ Bì khẳng định quan trọng nhất làbiện pháp kỹ thuật. Chính vì vậy mà nhân dân ở đây đều rất hăng háitham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật do Hội Nông dân, Trungtâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổchức. Một số bệnh thường gặp như: tróc vẩy, đen đầu, trùng bánh xe…,nông dân ở đây đều có kinh nghiệm xử lý. Ao nuôi cá thường xuyên đượcvét bùn, thau chua, rửa mặn, môi trường xung quanh ao nuôi được bảo đảmnên đã hạn chế được tình trạng cá chết hàng loạt. Năm 2009, sản lượngcá thu hoạch của cả xã đạt hơn 300 tấn, ước thu hơn 7 tỷ đồng, chiếmhơn 40% giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn xã.
Thời giantới, để tiếp tục đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế thế mạnh của địaphương, Cổ Bì ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi và cơ sở hạtầng ở khu nuôi thuỷ sản tập trung; tích cực nuôi các loại cá đặc sảncó giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cổ Bì phấn đấuxây dựng vùng nuôi thuỷ sản tập trung của xã trở thành một "cánh đồng100 triệu/ha”.
LAN ANH