Chuyện làm nông nghiệp ở Mỹ

21/07/2013 07:42

Cả nước Mỹ chỉ có 2% số dân làm nông nghiệp nhưng đó là xương sống của cơ thể, sức khoẻ của mọi người.

Đón tôi là Jamie Cruz, cô gái trẻ lái xe tải mini có khuôn mặt thanh tú và thân hình có phần vạm vỡ. Cô càng làm tôi thấy thú vị khi ngồi tàu một giờ từ Boston đến trạm xe lửa Littleton, khám phá trang trại Springdell.

Springdell làm tôi ước ao một hình mẫu cho những nông dân ở châu thổ sông Cửu Long.

Cha truyền, con.. nối mạng


Quầy tiêu thụ của nông trại Springdell vào mùa thu

"Springdell là tân binh duy nhất trong số 16 nông trại vùng Đông Bắc nước Mỹ tham gia sự kiệnthường niên nhằm khuyến khích người dân dùng thực phẩm sản xuất tại chỗ và thúc đẩy sự phát triểncủa ngành thực phẩm địa phương", Jamie không giấu giếm.

Năm 1931, James và Marea Theodoros, ông bà cố của Jamie, mua lại phân xưởng sản xuất bơ sữa bịbỏ hoang cùng với vườn táo nghe đâu có từ năm 1780 để khai sinh nông trang Springdell. Đến thời mẹcủa Jamie, bà Paula Cruz quản lý trang trại rộng 80ha ngay phía sau nhà, trồng tỉa 40 loại rau củvà gần mười loại cây ăn trái, cùng coi sóc đàn gia súc hơn 100 con gồm bò, dê, cừu, heo và trên 200con gia cầm: vịt, gà, ngỗng.

Trang trại cha truyền con nối này, tới năm 2006 là thời của Jamie sau khi cô tốt nghiệp phổthông, đã hình thành mạng lưới kết nối với cộng đồng qua quầy tiêu thụ nông sản tại chỗ và chươngtrình Cộng đồng hỗ trợ nông nghiệp (Community Supported Agriculture - CSA).

Phía trước ngôi nhà màu trắng, lợp mái ngói, rộng hai gian có đề chữ "Springdell Farm" trên cùnglà vô số quả bí rợ màu vàng cam với đủ hình thù xen kẽ những chậu cúc vàng, tím, cam và đỏ sẫm.

Ngôi nhà hình này có từ những năm mới thành lập nông trại và là kênh tiêu thụ chính sản phẩm củaSpringdell với 85% hàng hoá được sản xuất ở khu đất rộng mênh mông phía sau. Phần còn lại là sảnphẩm ký gửi của các nông trại trong vùng. Bên trong mọi thứ được trưng bày đẹp mắt chẳng khác siêuthị. Là khách hàng mười năm của Springdell, gần như tuần nào cũng đến nông trại, chị Claire Gershcho biết: "Giá thực phẩm ở đây không hề rẻ hơn siêu thị nhưng không quan trọng bởi tôi thích dùngthực phẩm sạch. Mua về dùng bởi mình biết được nguồn gốc".

2% quý hiếm


Một thành viên CSA đang nhận phần thực phẩm hàng tuần ở phía sau quầy tiêu thụ nông sản của Springdell

Khi mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu của dân Mỹ thì Facebook, blog, Twitter vàYouTube trở thành công cụ quảng bá chính của trang trại Springdell và là kênh kết nối với kháchhàng.

Nhưng mạng xã hội không phải là bí quyết giúp Springdell xây dựng thương hiệu. "Cốt lõi làchữ tín và phương châm của chúng tôi: đối xử với khách hàng như bạn của mình - Jamie chia sẻ - Sựtham gia của cộng đồng rất quan trọng. Chính các thành viên CSA giúp chương trình ngày một lớnmạnh".


Hiệp hội Nông nghiệp liên bang - chi nhánh Massachusetts, hội Nông dân trẻ bangMassachusetts, hội Nông nghiệp vùng Middlesex cũng như các hội thảo nông nghiệp do bang và chínhphủ tổ chức thường niên là cơ hội để cô gái trẻ này cùng với mẹ và bác nông dân Richard thườngxuyên kết nối với các trang trại trong vùng và biết cách làm mới mình, bổ sung sản vật mới và ứngdụng kỹ thuật mới trong canh tác.

Chia sẻ với tôi trên đường đưa tôi trở lại trạm xe lửa Littleton hôm cuối năm,Jamie nói rằng cô yêu nghề nông ngoài lý do là nghề truyền thống của gia đình, còn là vì cô tìmthấy sự bình yên và tưởng thưởng khi sản phẩm của gia đình làm ra trực tiếp nuôi sống mọi người.Tôi biết Jamie, cô chủ 25 tuổi, đang ấp ủ kế hoạch đầy tham vọng khi gia đình muốn mở rộng trangtrại thêm khoảng 50ha nữa và tên tuổi của Springdell phải vươn xa hơn.

"Đó là nghề cao quý. Cả nước Mỹ chỉ có 2% dân số làm nông nghiệp nhưng đó là xươngsống của cơ thể, sức khoẻ của mọi người", Jamie tự tin nói.

(Nguồn: Sài Gòn Tiếp thị)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chuyện làm nông nghiệp ở Mỹ