Mặc dù xác định trách nhiệm pháp lý như thế nào thì với nạn nhân Chu ThịMỳ, người bị liệt cả 2 chân do tai nạn lao động cũngcần được Công ty CP Xây dựng số 4 Hải Dương...quan tâm giúp đỡ.<!--Session data--><!--Session data-->
Đây là lán của Đội xây dựng số 6 thuộc Công ty CP Xây dựng số 4 Hải Dương, dùng để chứa vật tư xây dựng. Lán rộng khoảng 15m2, cột dựng bằng các cây gỗ bạch đàn và mái lợp phi-brô xi-măng. Từ ngày xảy ra tai nạn đến nay, tình trạng sức khỏe của bà Mỳ ngày một xấu đi, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn do bà bị liệt hai chân và phải nuôi hai con nhỏ.
Vì quá khó khăn về kinh tế, cuối năm 2009 bà Mỳ gửi đơn "kêu cứu" tới nhiều nơi, đề nghị các cơ quan chức năng giúp đỡ, cũng như yêu cầu Đội xây dựng số 6 phải có trách nhiệm bồi thường cho bà. Song đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trên cơ sở điều tra về vụ tai nạn lao động, cơ quan chuyên môn cho rằng: Để xảy ra vụ tai nạn trên cả bà Mỳ, Đội xây dựng số 6 và Công ty CP Xây dựng số 4 Hải Dương đều có lỗi. Đồng thời, yêu cầu Đội xây dựng số 6 và Công ty CP Xây dựng số 4 Hải Dương phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các chi phí về y tế đến khi điều trị xong những chấn thương do vụ tai nạn gây ra đối với bà Mỳ; thanh tra các chi phí khác liên quan đến điều trị cho bà Mỳ; căn cứ vào kết quả giám định khả năng mất sức lao động do vụ tai nạn lao động để bồi thường cho bà Mỳ theo quy định của pháp luật.
Nhưng Đội xây dựng số 6 cho rằng, về pháp lý, đội và công ty không có lỗi trong việc bà Mỳ bị tai nạn. Bởi ông Nguyễn Văn Tú (đội trưởng Đội xây dựng số 6) chỉ nhờ ông Nguyễn Văn Kìn (lái xe) tìm giúp nhóm lao động bốc cốp-pha trong lán để chở đi nơi khác vào ngày 17-7-2007. Bà Mỳ và 5 người khác đã nhận lời. Sáng 17-7-2007, ông Tú có mặt tại công trường và đề nghị với mọi người hoàn thành việc bốc xếp cốp-pha trong ngày 17-7-2007. Ngoài mức tiền công đã thỏa thuận (50 nghìn đồng/công), ông Tú còn trả thêm 25 nghìn đồng/công và bồi dưỡng mỗi người thêm 10 nghìn đồng để ở lại ăn cơm trưa. Sau khi thống nhất với mọi người về khối lượng công việc, thời hạn hoàn thành và các khoản thù lao thêm cho người lao động, ông Tú cùng bốc cốp-pha với mọi người, đến gần trưa thì ông Tú đi làm việc ở nơi khác. Như vậy là không có việc Đội xây dựng số 6 thuê người lao động dỡ lán chứa vật tư vào ngày 18-7-2007. Mặc dù vậy, sáng 18-7-2007, ngay sau khi nhận tin báo về việc xảy ra tai nạn trên, ông Tú đã có mặt và chỉ đạo việc cứu chữa cho bà Mỳ ở Bệnh viện Đa khoa Hải Dương, sau đó đưa đi Bệnh viện Bưu điện 2 (Hà Nội). Do tai nạn xảy ra tại lán trại của đơn vị, lại là người cùng quê, có quan hệ họ hàng nên ông Tú không chỉ tích cực lo cứu chữa cho người bị nạn mà còn ứng hơn 20 triệu đồng thanh toán các khoản chi phí y tế sơ cứu, cấp cứu bà Mỳ ở Bệnh viện Đa khoa Hải Dương và Bệnh viện Bưu điện 2 (Hà Nội).
Bà Mỳ lại cho rằng, đến cuối buổi chiều 17-7-2007, sau khi mọi người đã bốc xếp xong cốp-pha lên ô-tô để ông Kìn chở đi nơi khác, thì ông Lê Văn Di (thủ kho) nói với số lao động trên là "ngày mai dỡ lán, chỉ cần 4 người, các bà chủ động sắp xếp". Vì vậy, sáng 18-7-2007, bà Mỳ cùng 3 người khác có mặt tại công trường và đã xảy ra vụ tai nạn nêu trên.
Do vụ tai nạn xảy ra đã lâu và không được giải quyết kịp thời nên đến nay việc tranh chấp pháp lý giữa các bên liên quan diễn ra khá phức tạp. Nhưng dù xác định trách nhiệm pháp lý như thế nào thì với nạn nhân Chu Thị Mỳ, người bị liệt cả 2 chân, có 2 con nhỏ, hoàn cảnh rất khó khăn cũng cần được Công ty CP Xây dựng số 4 Hải Dương, chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã Nam Đồng cũng như xã hội quan tâm giúp đỡ.
XUÂN SƠN