Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng làm nóng nghị trường bằng câu hỏi thẳngtrong phần mở đầu trả lời chất vấn bộ trưởng Nguyễn Quân cuối buổi sáng 12-6.
Đại biểu Trương Thị Ánh chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Quân |
“Một số cử tri là nhà khoa học phản ánh tình trạng sử dụng kinh phí NCKH thiếu minh bạch: cá nhân, cơ quan thuộc Bộ KHCN thì được cấp kinh phí dễ dàng, ngoài cơ quan Bộ thì gặp khó khăn. Đặc biệt, có ý kiến phản ánh tình trạng đơn vị thuộc cơ quan bộ KHCN đòi trích 20-50% kinh phí, Bộ trưởng có nghe thấy thông tin này và nếu có thì đã có biện pháp gì để xử lý tiêu cực chưa?” - đại biểu Mạnh Hùng nêu.
Trách nhiệm thuộc Bộ KH&CN
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết hiện nay việc phân bổ kinh phí nghiên cứu khoa học theo Luật KHCN mới theo cơ chế quỹ. Nếu như trước đây, việc phân bổ kinh phí chậm, không hợp lý thì nay sẽ được khắc phục một phần.
Ông Quân nhìn nhận đó là trách nhiệm của Bộ KHCN. Riêng về thông tin “đòi trích lại một phần kinh phí”, ông Quân cho biết đến thời điểm này chưa nhận được ý kiến phản ánh nào về những trường hợp như vậy. Nếu nhận được thông tin với đầy đủ chứng cứ sẽ xử lý nghiêm những trường hợp cố tình có hành vi tham nhũng như vậy”- Bộ trưởng Quân khẳng định.
Trả lời chất vấn của đại biểu Lê Thị Công lo ngại về việc chúng ta mới có 10% doanh nghiệp áp dụng công nghệ hiện đại, còn lại là công nghệ lạc hậu và nguy cơ VN trở thành bãi rác công nghệ của thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Quân nhìn nhận: “Điều này hoàn toàn có khả năng nếu chúng ta không có giải pháp, có những hàng rào kỹ thuật”.
Ông Quân cho biết: “Bộ KHCN đã được giao văn bản qui định về điều kiện sử đang các thiết bị máy móc đã qua sử dụng để tránh tình trạng DN nhập máy móc lạc hậu. Chúng ta đã hội nhập quốc tế mà sản xuất ra những sản phẩm chất lượng kém, không thể cạnh trạnh được thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”.
Ông Quân có nêu lên vấn đề Bộ ban hành thông tư số 20 về quản lý nhập khẩu công nghệ, do cơ chế phối hợp chưa tốt nên khi Bộ hỏi ý kiến các bộ ngành liên quan đều đồng ý ủng hộ nội dung dự thảo thông tư nhưng khi vừa ban hành, chính các bộ ngành này lại “kêu” bất cập, nhất là các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ trưởng cho biết đã báo cáo Chính phủ cho tạm dùng hiệu lực của Thông tư này để trong 6 tháng đầu năm vừa rồi lấy ý kiến các DN, nhà khoa học… để ban hành một văn bản để quản lý và hạn chế việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ cũ để tránh tình trạng chúng ta thành bãi rác công nghệ của thế giới nhưng vẫn phải đảm bảo cơ chế thông thoáng về thủ tục cho DN.
Vì thế, theo bộ trưởng Quân, trong thông tư mới sẽ xây dựng cơ chế hậu kiểm, DN nếu như đã có giám định ở nước ngoài thì được thông quan bình thường.
Nếu không có, DN được quyền cam kếtđáp ứng các điều kiện về chất lượng, xuất xứ, năm sản xuất thì được thông quan ngay. Nhưng sau khi đưa thiết bị vào sử dụng thì phải chịu kiểm tra của cơ quan chức năng, cơ quan giám định. Nếu như có gian dối trong cam kết, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, phải tháo dỡ, tái xuất…, thậm chí bị xử phạt hành chính.
Nhập khẩu những món nông dân VN trồng được
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng đặt vấn đề các DN VN đang nhập hạt điều, ngô, đậu tương, muối… để sản xuất. Đây là những sản phẩm mà nông dân VN có thể trồng để cung cấp được. Bộ đã nghiên cứu việc trồng và qui trình sản xuất các mặt hàng này chưa và tại sao để tình trạng phải nhập khẩu kéo dài? Tại sao vẫn chưa đưa những sản phẩm này vào chương trình sản phẩm trọng điểm quốc gia?
Bộ trưởng Quân cho rằng chúng ta vẫn nhập một số sản phẩm nông nghiệp, theo kinh tế thị trường là khó ràng buộc DN chỉ dùng sản phẩm trong nước dù ta sản xuất được. có những sản phẩm chúng ta sản xuất được, chất lượng tốt những chỉ trồng được ở một phạm vi nhỏ, trong khi vẫn phải nhập khẩu của nước ngoài.
Bộ đã có các chương trình nghiên cứu những chưa mở rộng được sản xuất dù sản phẩm có chất lượng vì DN chưa đầu tư sản xuất bằng các giống trong nước, chưa tin tưởng vào sản phẩm trong nước.
"Sản phẩm chưa được vào chương trình sản phẩm quốc gia, chương trình mới có 9 sản phẩm, trong đó lĩnh vực nông nghiệp mới có ba sản phẩm là lúa, cá da trơn và hiện chúng tôi đang tập trung hai sản phẩm, nếu thành công, sản xuất được với qui mô lớn, hiệu quả cao, chúng tôi sẽ tiếp tục đề nghị đưa các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng khác nữa vào chương trình", Bộ trưởng Nguyễn Quân nói.
Theo Tuổi trẻ
Sớm thực hiện cơ chế đặt hàng khoa học Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KHCN) Nguyễn Quân đã thẳng thắn thừa nhận hiện nay có tình trạng lãng phí trong nghiên cứu khoa học, có những đề tài nghiên cứu xong "xếp ngăn kéo" do không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, tôi chưa đồng tình hoàn toàn với câu trả lời của Bộ trưởng khi cho rằng chỉ cần thực hiện nghiêm Luật KHCN năm 2013 thì sẽ giải quyết được thực trạng lãng phí trên. Thực tế Luật KHCN 2013 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014 nhưng đến nay mới có một số ít địa phương bắt đầu thực hiện cơ chế đặt hàng. Hải Dương là một trong những tỉnh chưa thực hiện cơ chế này. Nguyên nhân do hiện nay doanh nghiệp ít quan tâm tới đặt hàng nghiên cứu khoa học. Việc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài thường rẻ hơn, nhanh hơn đặt hàng trong nước. Hơn nữa, cũng rất khó thay đổi được tâm lý lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, thời gian tới, mong Bộ KHCN nghiên cứu và đề xuất chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng mua công nghệ trong nước, có chính sách kích cầu bằng đầu tư công cho khoa học. Chỉ khi doanh nghiệp đưa ra nhu cầu, nhà quản lý làm cầu nối, nhà khoa học đáp ứng thì kết quả nghiên cứu mới bám sát thực tế và đi vào cuộc sống, từ đó hạn chế được tình trạng lãng phí trong nghiên cứu KHCN. ĐỖ VĂN HÁCHKhu dân cư số 3, phường Nguyễn Trãi (TP Hải Dương) |