Chơi chữ ngày Xuân

30/01/2010 13:58

“Mừng là mấy năm gần đây, thú chơi chữđang dần sống lại. Nhu cầu xin chữ của người tỉnh Đông trong dịp đầu xuân ngày càng lớn”–những thành viên của CLBThư pháp tỉnh Hải Dương đã tâm sự trong một ngàycận Tết Canh Dần.

Có một thời, xin chữ đầu xuân – một thú chơi thể hiện nét đẹptrong đời sống văn hóa của người Việt, tưởng như đã đi vào quên lãng.Khi ấy, nhiều người đã không khỏi ngậm ngùi, luyến tiếc, trải lòng vớibài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên: “….Nhưng mỗi năm mỗi vắng. Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ không buồn thắm. Mực đọng trong nghiên sầu…”

“Mừng là mấy năm gần đây, thú chơi ấyđang dần sống lại. Nhu cầu xin chữ của người tỉnh Đông và các tỉnh lâncận trong dịp đầu xuân ngày càng lớn” – những thành viên của Câu lạc bộThư pháp tỉnh Hải Dương, đã tâm sự với chúng tôi như vậy trong một ngàycận Tết Canh Dần…

Sức sống của thú chơi thể hiện qua … con số

Xuất phát từ niềm đam mê chữ Hán Nôm,nên Xuân Canh Thìn 2000, ông Tăng Bá Hoành (hiện là Chủ tịch Hội Sử họckiêm Chủ nhiệm câu lạc bộ Thư pháp tỉnh Hải Dương), cùng một vài ngườibạn tổ chức đợt trưng bày thư pháp và cho chữ trong 3 ngày (từ 23 đến25 tháng Chạp), tại thư viện tỉnh Hải Dương.

“Năm ấy, có khoảng 300 người đến xinchữ. Con số không lớn, song chúng tôi không nản, bởi đó là năm đầu, mọingười chưa biết nên đến ít cũng là điều dễ hiểu”- ông Hoành tâm sự.

Ông Đặng Xuân Vĩ viết câu đối, chuẩn bị trưng bày tại Hội thư pháp Xuân Canh Dần.

Cũng từ năm đó, ông nhận ra một điều,dân mình vẫn mê chơi chữ lắm. Thế nên năm 2001, các ông xây dựng nênCâu lạc bộ Thư pháp, với số hội viên lúc đó chỉ vỏn vẹn 30 người. Trongsố ấy, có tới phần nửa số hội viên không biết, hoặc chỉ “bập bẹ” đượcvài chữ. Ông Hoành vui vẻ: “Người chưa thông thạo chữ Hán Nôm, hăng háigia nhập Câu lạc bộ là quý rồi. Việc của mình là phải đào tạo họ để họduy trì được niềm đam mê ấy”.

Cùng với việc trang bị cho hội viên trithức về chữ Hán Nôm, Câu lạc bộ còn tổ chức sưu tầm những câu đối hay,sách hay để nghiên cứu, làm cơ sở cho sáng tác câu đối, đại tự… và khinhững kiến thức đó đã vững, các hội viên bước vào giai đoạn “luyện” thưpháp.

Tiếng lành đồn xa, với hoạt động nămđầu chỉ bó gọn ở thư viện tỉnh, đến năm 2002, Câu lạc bộ đã được banquản lý các di tích lịch sử như Côn Sơn, Yên Tử, mời đến trình diễn thưpháp.

“Năm ngoái, tại các di tích nói trên, chúng tôi cho chữ từ mồng 4 tháng Giêng cho tới ngày 20-2 âm lịch”- ông Hoành hồ hởi.

Cách đây 3 năm, cũng xuất phát từ nhucầu của những người yêu chữ, nên việc cho chữ đầu xuân được Câu lạc bộthực hiện vào đêm giao thừa, tại các chùa trong thành phố Hải Dương nhưĐông Thuần, Phong Hanh, đền Đình Sượt… “Chúng tôi cho chữ từ 23 giờ 30tối giao thừa cho đến 4 giờ sáng mồng 1 Tết. Mệt thật đấy, nhưng aicũng vui, bởi trong thời khắc đầu tiên của năm mới, mình đã mang đếncho những người yêu chữ, mê chữ niềm vui nho nhỏ”.

Các hội viên Câu lạc bộ cho biết, ngườixin chữ chỉ bỏ ra chừng 10 nghìn đồng để mua giấy, không phải trả tiềncông viết. Từ lời tâm sự của họ, chúng tôi thầm nghĩ, phải chăng nhờnét đẹp, sự tinh tế của văn hóa cho chữ ấy, nên từ con số 300 người xinchữ năm đầu, đến Tết Kỷ Sửu vừa qua, đã có hơn 7.000 người đến các ôngxin chữ…

Niềm vui của người cho chữ

Theo ông Hoành, niềm động viên lớn nhấtvới người cho chữ chính là sự trân trọng của người xin chữ dành chonhững bức thư pháp. Ông kể, nhiều lần, đến nhà bạn bè, người quen chơi,biết ông yêu chữ, mê chữ, họ mang những bức thư pháp được viết cách đâyhàng chục năm ra khoe với ông; có cháu nay sắp tốt nghiệp đại học, vẫncòn giữ được những chữ các cháu xin từ khi còn là học sinh.

Ông Đặng Xuân Vĩ và ông Nguyễn Đức Vạn bình thư pháp.

Trong những đêm giao thừa, người xinchữ rất đông, nhiều người vẫn kiên trì chờ đến hàng tiếng đồng hồ, bởihọ không muốn dùng những bức thư pháp đã viết sẵn, mà muốn tận mắtchứng kiến “chữ tươi” được hình thành từ nét bút “bay” trên giấy dó. Họquan niệm, đó mới là chữ dành cho mình, chứ chữ viết sẵn có thể dànhcho bất kì ai. Rồi trước đó, hết ngày 25 tháng Chạp, khi Hội trưng bàythư pháp đã dỡ rạp, bế mạc, có người vẫn hỏi dò đường đến tận nhà cácông xin chữ. Đó là niềm vui rất lớn đối với các thành viên của Câu lạcbộ.

Ông Nguyễn Đức Vạn, một hội viên mới,cũng như ông Đặng Xuân Vĩ, một trong những người sáng lập Câu lạc bộđều có chung chia sẻ: thư pháp không chỉ mang trong nó tính nghệ thuậtcao, mà mỗi con chữ đều có tính giáo dục sâu sắc.

Ông Vạn tâm sự: người già xin chữ Tĩnh,chữ Thọ; người gặp nhiều gian nan, trắc trở xin chữ Nhẫn; người buônbán xin chữ Tín, chữ Phát; học trò xin chữ Chuyên, chữ Đạt… những chữấy như sự định hướng và chứa trong đó niềm tin cho người chơi chữ trongcả một năm trời. Chuyện cha mẹ xin chữ Liêm, Chính về treo ở nhà, nhưlời răn dạy những người con có chức, có quyền, cũng không còn là chuyệnhiếm.

Cũng bởi tìm thấy niềm vui từ thư phápnên có hội viên tuổi đã 85, nhưng vẫn đều đặn đạp xe từ huyện BìnhGiang, cách thành phố Hải Dương dễ chừng đến 20 cây số, đến Câu lạc bộtham gia sinh hoạt.

Hội trưng bày thư pháp của Câu lạc bộhàng năm đều có chủ đề, bám sát với thực tiễn đất nước. Chủ đề của nămnay có hai nội dung chính: mừng Đảng cộng sản Việt Nam tròn 80 năm tuổi; chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Tại Hội trưng bày thi pháp xuân CanhDần tới, ngoài hai đôi câu đối của Câu lạc bộ, mỗi hội viên cũng sẽmang đến đây đôi câu đối.

Trước lúc chia tay, các ông đã đọc cho chúng tôi nghe nội dung hai đôi câu đối của Câu lạc bộ:

“Đảng 80 xuân, mấy độ thăng trầm, sự nghiệp vẫn nổi danh bốn biển.

Nước nhiều thời đại, bao lần biến cố, vị thế càng ngời sáng năm châu”.

“Thăng Long trải một nghìn năm văn hiến, lừng lẫy kinh đô Đại Việt.

Hồng Lộ qua bao thế kỷ anh hùng, vững vàng phên giậu phía Đông”.

(Theo Quân đội nhân dân)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chơi chữ ngày Xuân