Dự kiến viện phí sẽ tăng, có dịch vụ mức tăng cao tới 10 - 20 lần (cábiệt tăng 100 lần như sinh thiết tủy xương). Nhưng theo các quan chứcBộ Y tế, điều chỉnh viện phí không đồng nghĩa với chất lượng khám chữabệnh tăng, cũng như viện phí tăng cũng sẽ vẫn không giúp giải quyết vấnđề “phí ngầm” trong các bệnh viện.
Người bệnh lo ngại về gánh nặng viện phí khi điều chỉnh tăng |
Tại cuộc họp với báo chí thông báo dự kiến điều chỉnh giá viện phído Bộ Y tế tổ chức hôm qua 21.7, ông Nguyễn Huy Quang, Phó vụ trưởng VụPháp chế (Bộ Y tế) cho biết: “350 dịch vụ y tế điều chỉnh giá viện phílần này vẫn chỉ là thu một phần viện phí. Viện phí được tính bao gồmcác chi phí trực tiếp: thuốc, vật tư hóa chất, điện, nước, chi phí hànhchính trực tiếp phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị... Các khoản đượcngân sách nhà nước chi (tiền lương cán bộ, chi phí đào tạo, nghiên cứukhoa học, đầu tư trang thiết bị...) sẽ không tính vào viện phí”.
Tuy nhiên, theo Ban soạn thảo, việc điều chỉnh viện phí lần nàyngười bệnh sẽ vẫn chưa thoát khỏi cảnh... chung giường, vì điều chỉnhviện phí chưa giải quyết được chuyện nằm ghép. "Hiện nay, số giườngcủa bệnh viện (BV) của VN mới đạt 20,5 giường/vạn dân, còn các nước, tỷlệ này là 30-40 giường/vạn dân. Trong khi đó, điều chỉnh viện phí lầnnày lại không phải là nguồn thu cho xây dựng mở rộng BV nên sẽ khôngtác động trực tiếp đến giảm tải", ông Quang trình bày.
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến vấn đề"Người bệnh chi trả như thế nào nếu phải nằm ghép giường", ông NguyễnNam Liên, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết:"Trong dự thảo xây dựng khung giá viện phí không đề cập chi tiết này.Nhưng khi khung giá mới được ban hành, chúng tôi sẽ hướng dẫn các BVcần có tỷ lệ thu phù hợp. Còn ông Huy Quang khẳng định: "Việc "giảmgiá" khi phải nằm ghép là hợp lý, vì nếu thuê khách sạn, 2 người/phòngthì chắc chắn chi trả cũng giảm 1/2".
Viện phí không đồng hành với chất lượng khám chữa bệnh!
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến việc,viện phí tăng có tác động tích cực hơn đến chất lượng khám chữa bệnh(KCB), ông Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý KCB cho rằng,việc điều chỉnh tăng viện phí để giá dịch vụ không lạc hậu so với thịtrường. Còn chất lượng KCB phụ thuộc nhiều yếu tố (cơ sở vật chất, nhânlực...). Vì vậy, tăng viện phí lần này sẽ không tác động trực tiếp đếnnâng cao chất lượng KCB. Theo ông Tường, Bộ Y tế đã có nhiều chươngtrình nâng cao chất lượng phục vụ hài lòng người bệnh và đang tiếp tục ban hành các quy trình kỹ thuật BV, xây dựng phác đồ điều trị, xâydựng định mức lao động với việc “giới hạn số bệnh nhân/bác sĩ” nhằm đảmbảo tốt hơn chất lượng KCB. "Tuy nhiên, chất lượng KCB cần phải có thờigian chứ không chỉ điều chỉnh viện phí là có thể giải quyết được", ôngTường nói.
“Phí ngầm” vẫn tồn tại?
Ông Lê Cảnh Nhạc, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, cũngchưa thể nói viện phí tăng lần này sẽ tác động nhiều đến "phí ngầm".Bởi theo ông Nhạc: “Phí ngầm” không phụ thuộc nhiều vào chính sách màphụ thuộc vào y đức, tâm lý người bệnh. Bộ Y tế cũng đang siết chặt cácvấn đề về y đức và đã có những cải thiện. “Tuy nhiên, toàn ngành hiệncó hơn 300.000 cán bộ công nhân viên, trong đó hơn 200.000 đang phục vụtrực tiếp tại hơn 1.000 BV. Với số lượng cán bộ quá lớn không tránhkhỏi một số vấn đề chưa ổn về y đức, trong khi đó "phí ngầm" là vấn đềnhạy cảm”, ông Lê Cảnh Nhạc nói.
Trước tình trạng người nghèo sẽ thêm gánh nặng cùng chi trả, đặcbiệt trong trường hợp bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn khi tăng viện phí,ông Nam Liên cũng cho biết: Bộ Y tế đang trình Chính phủ sửa đổi, bổsung quỹ hỗ trợ KCB người nghèo. Trong đó, sẽ hỗ trợ phí đóng 5% nếubệnh nhân không đủ khả năng. Ông Liên nhấn mạnh: "Lần này, Bộ Y tế cũngchỉ đạo các BV sẽ tham gia gánh vác với bệnh nhân nghèo qua việc các BVphải trích một tỷ lệ nhất định từ nguồn thu viện phí để lập Quỹ hỗ trợKCB cho người nghèo".
Danh sách một số dịch vụ đề nghị tăng giá Khám bệnh: |