Khám phá

Chính thức khai quang tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen

H.A (Theo Tuổi trẻ) 29/01/2024 09:20

Ngày 28/1, tại núi Bà Đen (Tây Ninh) đã diễn ra lễ khai quan tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới. Sự kiện thu hút hàng ngàn Phật tử cùng du khách thập phương đến tham dự.

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen được tỉnh Tây Ninh tổ chức khai quang trên đỉnh núi Bà Đen ngày 28-1 - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen được tỉnh Tây Ninh tổ chức khai quang trên đỉnh núi Bà Đen ngày 28/1

Lễ khai quang diễn ra trên đỉnh núi Bà Đen, do Hòa thượng Thích Niệm Thới - trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Tây Ninh - chủ trì. Sự kiện còn có sự tham dự của các lãnh đạo trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và các tỉnh, thành phố.

Bức tượng này được ghép từ 6.688 viên đá sa thạch theo cảm hứng ruộng bậc thang. Tượng được tạo tác ở tư thế ngồi trên thác nước chảy tràn với khuôn mặt hướng về phía đông nơi mặt trời mọc.

Khai quang tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới trên núi Bà Đen

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh - phó pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chia sẻ: "Tượng Phật Di Lặc tượng trưng cho đức tính hỉ xả và là vị Phật tương lai, tượng trưng cho sự hưng thịnh, sự an lành của tương lai đất nước chúng ta".

Tượng Phật Di Lặc hướng về phía đông. Một khung cảnh rộng lớn của tỉnh Tây Ninh có thể được nhìn rõ từ vị trí này vào ban ngày - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tượng Phật Di Lặc hướng về phía đông. Một khung cảnh rộng lớn của tỉnh Tây Ninh có thể được nhìn rõ từ vị trí này vào ban ngày

Ông Võ Đức Trong - phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh - cho hay: "Với bức tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn hàng đầu thế giới, Tập đoàn Sun Group đã tạo nên một biểu tượng mới, một tầm vóc mới cho du lịch Tây Ninh.

Chúng tôi kỳ vọng tượng Phật Di Lặc sẽ tạo nên một dấu bứt phá cho du lịch địa phương, đưa Tây Ninh - vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử lâu đời - vươn tầm trở thành điểm đến hành hương thu hút du khách trong nước và quốc tế".

Nhiều nghi thức trang trọng đã được tổ chức tại lễ khai quang tượng Phật Di Lặc như niệm Phật cầu gia hộ, sái tịnh khai quang an vị, tụng kinh chúc phúc…

Đặc biệt, hơn 20.000 ngọn đăng do chính tay người dân, du khách viết lời nguyện ước đã được thắp sáng lung linh tại lễ khai quang, tạo nên một buổi lễ hoa đăng lớn chưa từng có tại núi Bà Đen.

Hệ thống thác nước kết hợp với các đài phun nước hoạt động bằng công nghệ hiện đại lần đầu tiên ứng dụng tại Việt Nam cùng màn trình diễn độc đáo của các diễn viên cũng làm nên một cuộc triển lãm nhạc nước hoành tráng, nghệ thuật.

Trước đó, ngày 27/1, Ban Từ thiện Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh cùng khu du lịch núi Bà Đen đã trao 500 suất quà Tết cho người nghèo các xã, phường xung quanh núi Bà Đen.

Dịp này, hàng ngàn người dân đi cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen để tận mắt nhìn bức tượng Phật Di Lặc - Ảnh: CHÂU TUẤN

Dịp này, hàng ngàn người dân đi cáp treo lên đỉnh núi Bà Đen để tận mắt nhìn bức tượng Phật Di Lặc

Đây là bức tượng làm bằng sa thạch lớn bậc nhất thế giới, có chiều cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đây là bức tượng làm bằng sa thạch lớn bậc nhất thế giới, có chiều cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn

Vào buổi tối, tượng Phật Di Lặc lung linh bởi sự thắp sáng của hệ thống đèn phối hợp đài phun nước - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vào buổi tối, tượng Phật Di Lặc lung linh bởi sự thắp sáng của hệ thống đèn phối hợp đài phun nước

Vị trí đặt tượng ở độ cao 900m trên đỉnh núi Bà Đen - Ảnh: CHÂU TUẤN

Vị trí đặt tượng ở độ cao 900m trên đỉnh núi Bà Đen

H.A (Theo Tuổi trẻ)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chính thức khai quang tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi Bà Đen