Chính phủ trình Quốc hội 3 dự án luật

31/05/2010 18:37

Sáng 31-5,Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe các tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm travề các dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thanh tra (sửa đổi) vàLuật Khoáng sản (sửa đổi).


Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trình bày tờ trình dự án Luật thuế Bảo vệ môi trường.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII, sáng 31-5, các đại biểuQuốc hội đã nghe các Tờ trình dự án Luật thuế bảo vệ môi trường, Luật thanh tra(sửa đổi), Luật khoáng sản (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của các ủy ban tàichính, ngân sách; ủy ban pháp luật; ủy ban kinh tế.

Cần có sắc thuế riêng bảo vệ môi trường

Theo dự án Luật thuế bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninhtrình bày, hiện Việt Nam chưa có một sắc thuế riêng về bảo vệ môi trường để thuvào hàng hóa khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế sản xuất và tiêudùng loại hàng hóa này.

Song, thời gian qua, Chính phủ đã áp nhiều loại thuế, phí, lệ phí như thuế sửdụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí bảo vệ môitrường đối với nước thải, chất thải rắn… nhằm khuyến khích nhà đầu tư tham giatrực tiếp các hoạt động xử lý ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm và có hiệuquả các nguồn tài nguyên và huy động một phần đóng góp của đối tượng xả thải vàoviệc khôi phục môi trường.

Thẩm tra của Ủy ban Tài chính, ngân sách về dự án Luật thuế này cho thấy đốitượng chịu thuế theo quy định tại Điều 3 của Dự thảo Luật gồm 5 nhóm là xăngdầu, than, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạnchế sử dụng là chưa đầy đủ.

Nhiều ý kiến trong Ủy ban tài chính, ngân sách cho rằng về nguyên tắc, đốitượng chịu thuế phải bao hàm mọi sản phẩm, hàng hóa gây tác động tiêu cực đếnmôi trường. Tại thời điểm bước đầu áp dụng luật, có thể xem xét, lựa chọn đốitượng và áp dụng theo lộ trình thích hợp để đảm bảo sức cạnh tranh của hàng hóasản xuất trong nước.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần lý giải cụ thể về căn cứ quy định đối tượng chịuthuế, đối tượng gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa thuộc diện chịu thuế, cũng nhưviệc khi không thu phí xăng dầu (theo quy định tại Điều 13) thì có cần thiếtphải bổ sung vào hệ thống pháp luật về phí, lệ phí quy định về cầu đường haykhông vì hiện nay phí cầu đường đang được thu qua phí xăng dầu.

Đối với quy định hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng chịu thuế nếukhông sử dụng trong nước mà xuất khẩu thì không phải chịu thuế (khoản 3 Điều 4),có đại biểu cho rằng chưa hợp lý, cần xác định trách nhiệm bảo vệ môi trườngchung trên trái đất, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì vậy, hàng hóa xuấtkhẩu gây ô nhiễm môi trường cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môitrường.

Xác định lại địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra

Thẩm tra về Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Ủy ban pháp luật cho rằng cần xácđịnh lại địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra.Bởi, theo Dự thảo Luật thanh tra (sửa đổi), Thanh tra Chính phủ vừa là cơ quanngang bộ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, vừa là cơquan giúp Thủ tướng Chính phủ thanh tra những vấn đề thuộc phạm vi quản lý củaChính phủ.

Thanh tra các bộ, địa phương là cơ quan tham mưu, giúp việc Thủtrưởng cơ quan cùng cấp. Đã là một cơ quan cấp bộ trong bộ máy nhà nước thì phảichịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước vềngành, lĩnh vực được phân công.

Trong khi đó, theo quy định của dự thảo luật, Thanh tra Chính phủ lại có chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như một cơ quan tham mưu, giúp việc cho Thủtướng Chính phủ và cơ quan thanh tra các cấp được tổ chức tại cơ quan quản lýnhà nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùngcấp.

Mặt khác, thanh tra là một nội dung quản lý nhà nước gắn với hoạt động quảnlý nhà nước của một bộ, ngành, một cấp chính quyền nhất định mà không phải làmột ngành, lĩnh vực độc lập.

Theo Ủy ban pháp luật, nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quanngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính độc lậpvà tự chịu trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của hệthống cơ quan thanh tra như các nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ đã đềra.

Những sửa đổi, bổ sung như của dự thảo Luật là chưa giải quyết được mâuthuẫn giữa địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanhtra; chưa tương xứng với vị trí của một cơ quan ngang bộ có chức năng quản lýngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước.

Nhiều đại biểu đề nghị nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hìnhthanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; tổ chức lại hoạt động thanh trachuyên ngành theo hướng giao nhiệm vụ cho cơ quan thực hiện chức năng quản lý vềngành, lĩnh vực; xác định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thanhtra; quy định về ngạch thanh tra viên; trình tự thủ tục trong hoạt động thanhtra.

Không quy định khoản thu phí đền bù tài nguyên khoáng sản

Dẫu còn có một số ý kiến khác nhau về các quy định của Dự thảo Luật khoáng sản(sửa đổi), song theo đánh giá của Ủy ban kinh tế, Dự thảo Luật đã có có nhiềuquy định mới, cụ thể, rõ ràng hơn, khắc phục những vấn đề vướng mắc, khó khăntrong thực tiễn, bổ sung những quy định mà Luật hiện hành còn chưa đề cập tới.

Đa số các ý kiến đều đồng tình với các quy định về Chiến lược tài nguyên khoángsản (Điều 30); Quy hoạch khoáng sản (Chương VI) và thẩm quyền lập quy hoạch(Điều 33, 34, 81); giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm quyền cấp phép;đấu giá quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; chuyển nhượng quyền khai tháckhoáng sản.

Ủy ban kinh tế đề nghị Quy hoạch khoáng sản bao gồm Quy hoạch điều tra cơ bảnđịa chất về tài nguyên khoáng sản; Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản chungcủa cả nước và Quy hoạch khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của ngành.

* Buổi chiều, Quốc hội chia tổ để thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau trong dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Hôm nay 1-6, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Đặng Vũ Minh trình bày Báo cáo của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật An toàn thực phẩm. Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

(Theo TTXVN)

(0) Bình luận
Chính phủ trình Quốc hội 3 dự án luật