Cây vải tổ vẫn đều đặn đơm hoa, kết trái hằng năm khiến du khách vô cùng thích thú...
Về tham dự lễ hội vải thiều Thanh Hà – Hải Dương năm 2018, du khách không chỉ được trải nghiệm, khám phá những vườn vải rộng bạt ngàn, sai nặng quả đỏ tươi mà còn được thăm cây vải tổ đã trên 200 năm tuổi.
Ông Lượm cho biết trong một lần ra Hải Phòng, ngồi ăn vải của người Hoa thấy ngon nên cụ Cơm đã mang 3 hạt về gieo tại vườn nhà. Có 2 cây sống nhưng người cháu gái trong lúc dọn cỏ vườn đã vô tình làm chết 1 cây. Cây vải thiều còn lại được cụ chăm sóc, chiết cành tặng cho con cháu và người dân trong vùng nhân rộng.
Năm 1992, cây vải thiều ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn (Thanh Hà) do cụ Hoàng Văn Cơm trồng được Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam công nhận là cây vải tổ.
Hiện cây vải do ông Hoàng Văn Lượm (cháu đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm) trông coi, chăm sóc.
Cây vải tổ vẫn đều đặn đơm hoa, kết trái hằng năm khiến du khách vô cùng thích thú
Trải qua hơn 2 thế kỷ, gốc và thân, cành cây vải tổ đã nhuốm màu rêu phong. Ngay cả một nhánh cây đã mục trên cây vải tổ vẫn mọc quả
Trong khu vườn của gia đình cụ Cơm còn có 4 cây vải con, cháu có tuổi từ 90-160 năm tuổi được chiết từ cây vải tổ. Những cây vải con, cháu ra rất nhiều quả.
Vào mùa bẻ vải, rất nhiều đoàn du khách về trải nghiệm hái vải tại các nhà vườn
Ông Lượm và du khách thắp hương tưởng nhớ công lao cụ Cơm
Năm 2017, UBND huyện Thanh Hà triển khai dự án "Cải tạo, bảo tồn cây vải tổ" với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng. Hiện tại, khu vực này khá hoàn chỉnh với các hạng mục như nhà khách, khuôn viên ao, tường bao xung quanh, bãi đỗ xe…
Vải thiều đã trở thành cây trồng chủ lực và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân Thanh Hà
TIẾN MẠNH