Chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở

06/03/2010 13:25

Đồng chí Trương Tấn Sang đã ký banhành Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thịsố 30 về xây dựng và thực hiện Quychế dân chủ cơ sở.


Ngày 4-3, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Trương Tấn Sang đã ký ban hành Kết luận số 65-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.

Sau khi xem xét báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ươngvề Tổng kết Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (KhóaVIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, Ban Bí thư Trungương Đảng kết luận như sau:

I. Tình hình thực hiện Chỉ thị:

1. Những kết quả đạt được:

Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xâydựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, cấp ủy, chính quyền, mặt trận,đoàn thể các các cấp đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, triển khai sâurộng, làm chuyển biến tích cực về nhận thức, quan điểm, chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước đối với việc xây dựng và thực hiện Quy chếdân chủ cơ sở.

Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa trong nhiều vănbản pháp quy về thực hiện Quy chế dân chủ cho một số loại hình cơ sở.Các cơ quan, đơn vị, cơ sở đã tích cực xây dựng quy chế, quy định;thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước thực hiệndân chủ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở được gắn với pháttriển kinh tế- xã hội, cải cách thủ thục hành chính, cuộc vận động "Họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào, cáchoạt động văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự ở cơ sở. Nhân dânđồng tình hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. Dân chủ và thực hành dânchủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là dân chủ trực tiếp của nhân dântiếp tục được coi trọng, tăng cường.

Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã gópphần đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý,điều hành của Nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặttrận, các đoàn thể nhân dân; phát huy tính tiền phong, gương mẫu, chấnchỉnh phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo hướng sátdân, trọng dân và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng nguyệnvọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; góp phần quan trọng trongphòng ngừa, ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí; tăngcường đoàn kết, đồng thuận xã hội, củng cố mối quan hệ máu thịt giữaĐảng, Nhà nước với nhân dân; chống lại các âm mưu lợi dựng dân chủ, dântộc, tôn giáo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đạt được những kết quả nói trên là do chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở làđúng đắn, hợp lòng dân, đáp ứng được yêu câu của giai đoạn cách mạngmới. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, cácngành thường xuyên quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện; ban hành cácvăn bản pháp quy để quy định và hướng dẫn việc xây dựng và thực hiệnQuy chế dân chủ ở các loại hình, các lĩnh vực hoạt động ở cơ sở; thườngxuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết, chỉ đạo kịp thời. Hệ thống chínhsách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đảng, nhà nướctiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện. Ban chỉ đạo ở các cấp đượcchú ý kiện toàn, hoạt động thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc, đoàn thểnhân dân ở các cấp đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựngvà thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Khuyết điểm, hạn chế

Nhìn chung, việc xây dựng và thực hiện Quy chế dânchủ ở cơ sở được triển khai tích cực ở loại hình xã, phường, thị trấn;các loại hình cơ sở khác kết quả còn hạn chế.

Việc xây dựng và thực hiện các quy chế, quy ước,hương ước không ít nơi còn hình thức, chất lượng chưa cao, chưa thànhnền nếp. Một số xã, phường, thị trấn chưa làm tốt việc công khai, dânchủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá cả đền bù khi chuyển mụcđích sử dụng đất, chính sách tái định cư. Không ít cơ quan thiếu côngkhai, dân chủ về quản lý thu, chi tài chính công, nâng lương, quy hoạchđào tạo, đề bạt cán bộ. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân, cơ sở dịchvụ ngoài công lập và một số doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn chưa xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ cơsở; thiếu công khai, dân chủ về sản xuất, kinh doanh, tiền lương, tiềnthưởng và thực hiện chế độ bảo hiểm đối với người lao động.

Một số nơi nội bộ lãnh đạo cấp ủy, chính quyền mấtđoàn kết; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chưađược ngăn chặn kịp thời; tình hình khiếu kiện của nông dân, đình công,bãi công của công nhân diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến lòngtin của nhân dân đối với cấp ủy, chính quyền.

Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên làdo: Nhận thức về dân chủ và trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơsở của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, công chức chưa đầy đủ, phongcách làm việc quan liêu, mất dân chủ, thiếu tôn trọng dân còn khá phổbiến trong cán bộ các cấp, các ngành.

Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủyđảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, của người đứng đầu chưa đầy đủ; khôngít nơi chưa có ban chỉ đạo, chưa có người theo dõi kiểm tra, sơ kết,tổng kết, chỉ đạo thường xuyên; việc hướng dẫn, kiểm tra theo hệ thốngngành dọc chưa được coi trọng.

Việc rà soát, ban hành, bổ sung chính sách, cơ chếchưa đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu cuộc sống đặt ra, nhất lànhững chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhândân như: Giá đền bù đất khi giải phóng mặt bằng, tái định cư, tiềnlương, bảo hiểm xã hội, nhà ở của công nhân các khu công nghiệp...Mộtsố văn bản pháp quy quy định về quy chế dân chủ cho một số loại hình,một số lĩnh vực còn thiếu, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, chậmđược rà soát, bổ sung.

Mặt trận, các đoàn thể nhân dân một số nơi còn chậmđổi mới phương thức hoạt động, còn có xu hướng hành chính hóa; chưathực sự đại diện cho quyền lợi, nguyện vọng của nhân dân; chưa tích cựctuyên truyền, vận động, tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng và thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở.

II. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chỉthị số số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thựchiện Quy chế dân chủ cơ sở

1. Tiếp tục quán triệt, không ngừng nâng cao nhậnthức; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặttrận, các đoàn thể chính trị- xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức và các tầng lớp nhân dân về những quan điểm, chủ trương củaĐảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ, mở rộng dân chủtrực tiếp của nhân dân ở cơ sở.

2. Tăng cường việc thể chế hóa các quan điểm, chủtrương của Đảng về dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các quy định của phápluật, chính sách cụ thể. Tổng kết, rà soát, bổ sung các văn bản đã banhành; sớm nghiên cứu, ban hành pháp lệnh về xây dựng và thực hiện dânchủ cho các loại hình doanh nghiệp. Các cơ sở, các loại hình cần ràsoát, bổ sung, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ (xây dựng thành quyđịnh, nguyên tắc, quy trình thực hiện dân chủ) trong các lĩnh vực hoạtđộng cụ thể của địa phương, đơn vị mình, nhất là các lĩnh vực có liênquan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.

3. Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vớiviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cải cách hành chính; cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; các phong trào thiđua yêu nước nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thúcđẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

4. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệthống chính tri, phát huy cao vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng,chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn, tiêu cực ở cơ sở;chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lựcthù địch kích động, chống đối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội.

5. Phát huy vai trò của ban chỉ đạo xây dựng và thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn,đôn đốc, tham mưu cho cấp ủy kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên; đẩy mạnhcông tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn; coi trọng công táctập huấn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức về ý thức,trách nhiệm, phong cách, năng lực thực hiện dân chủ ở cơ sở và dân chủvới nhân dân.

6. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng;trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu về thực hiện quy chếdân chủ; tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa phương châm "dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra" ở cơ sở. Phát huy vai trò của mặt trận, các đoànthể nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện; vậnđộng nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cơ sở.

III. Tổ chức thực hiện

- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủykhối, đảng ủy trực thuộc trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy căn cứ nộidung Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng để cụ thể hóa thành chươngtrình công tác của cấp ủy, chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc quántriệt, tổ chức thực hiện Kết luận này.

- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan chức năngsớm nghiên cứu, ban hành pháp lệnh về thực hiện dân chủ trong hoạt độngcủa các loại hình doanh nghiệp; chỉ đạo các cơ quan liên quan của Quốchội, hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn đại biểu Quốc hội tăng cườngcông tác giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của các địaphương, đơn vị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo việc tổng kếtcác nghị định của Chính phủ đã ban hành về quy chế thực hiện dân chủ ởcơ sở; chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp quy vềxây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, các lĩnh vựchoạt động xã hội; nhất là những loại hình, lĩnh vực hoạt động ở cơ sởthực hiện Quy chế dân chủ còn yếu, như trong hoạt động nghiên cứu khoahọc, các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ ngoài công lập, các doanh nghiệp tưnhân...

- Các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộcTrung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan ban hành văn bản hướng dẫn,kiểm tra, tổng kết việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo hệ thốngngành dọc.

- Giao Ban Dân vận Trung ương và Ban Chỉ đạo Trungương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và phối hợp với các ban đảng, ban cán sựđảng, đảng đoàn, đảng ủy khối, đảng ủy trực thuộc Trung ương hướng dẫnthực hiện Kết luận này.

- Các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ươngđịnh kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chínhtrị và kết luận này về Ban Bí thư Trung ương Đảng qua Thường trực BanChỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở Trung ương; địnhkỳ 3 năm sơ kết, 5 năm tổng kết một lần.

Kết luận này được phổ biến đến chi bộ.

(Theo VOV)

(0) Bình luận
Chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở