Chuyện lạ

Chàng trai Trung Quốc đi học bằng máy bay, mỗi lần lên giảng đường phải vượt 9.000km

TB (tổng hợp) 21/12/2024 14:06

Anh Từ Quang Lợi quyết định bay từ Sơn Đông (Trung Quốc) đến Đại học RMIT ở Melbourne (Australia) mỗi lần lên lớp thay vì thuê nhà tại đây.

dai-hoc-rmit.jpg
Đại học RMIT tại Melbourne, Australia nơi Từ Quang Lợi theo học thạc sĩ quản lý nghệ thuật

Tháng 8/2024, Từ Quang Lợi, 28 tuổi, bắt đầu học kỳ cuối của chương trình thạc sĩ ở Australia.

Vì chỉ đến lớp mỗi tuần một buổi, anh quyết định về Trung Quốc và đi máy bay đến lớp vì phương án này rẻ hơn rất nhiều so với ở lại Australia với giá thuê nhà và chi phí sinh hoạt đắt đỏ.

Từ Quang Lợi mất ba ngày cả đi lẫn về cho mỗi lần đi học như vậy. Khi đến Melbourne, anh sẽ ngủ tạm ở nhà người bạn để hôm sau đến lớp. Mỗi chuyến đi tốn 645 USD tiền vé máy bay, taxi và ăn uống.

"Tiền vé máy bay chỉ ngang tiền thuê nhà nhưng chi tiêu ở Sơn Đông rẻ hơn nhiều so với phí sinh hoạt tại Melbourne", anh nói.

Từ Quang Lợi đã thử nghiệm nhiều hãng hàng không khác nhau, tranh thủ ghé thăm một số thành phố tại Trung Quốc và Việt Nam khi quá cảnh.

Sau khi đăng tải các video đi học bằng máy bay lên mạng xã hội Douyin giữa tháng 12, rất nhiều người Australia tỏ ra đồng cảm với quyết định của anh.

Một tài khoản từ Australia cho biết: "Gần đây, tôi trở về thăm gia đình ở Melbourne và choáng váng khi mọi thứ quá đắt đỏ. Mẹ hỏi tôi có cân nhắc chuyển từ Scotland về không. Ngay cả khi có sự hỗ trợ của gia đình, tôi cũng không thể chi trả sinh hoạt phí được".

Người này nói rằng việc di chuyển như Từ Quang Lợi có khả năng tiết kiệm được một khoản lớn. "Thà như vậy còn tốt hơn sống trong cảnh sinh viên nghèo đói", người này viết.

Một số người khác lại đánh giá sinh viên quốc tế không sống tại Australia sẽ không được phép học tại các trường đại học của họ. Tuy nhiên số khác lại phản bác, cho rằng việc di chuyển như vậy có thể giảm áp lực cho thị trường thuê nhà ở.

TB (tổng hợp)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chàng trai Trung Quốc đi học bằng máy bay, mỗi lần lên giảng đường phải vượt 9.000km