15 năm gắn bó và đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã chủ động tham gia,đóng góp tích cực vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội, đồng thờithu được những lợi ích thiết thực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chủ trì hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 43 |
Ngày28-7, 15 năm trước, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay trên bầu trời BruneiDarussalam (nước chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN năm 1995)trong buổi lễ trang trọng kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ghi dấu mốc quan trọngtrong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam cũng nhưtrong quá trình phát triển của ASEAN.
Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN
Trong suốt chặng đường 15 năm qua, Việt Nam đã thamgia tích cực và có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vựchợp tác của ASEAN cũng như trong việc xác định tương lai phát triển,phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN, góp phần tăngcường đoàn kết và hợp tác, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Hiệphội.
Với mong muốn cùng chung tay xây dựng một khu vựchòa bình, ổn định và thịnh vượng, Việt Nam và các thành viên khác củaASEAN đã vượt qua những khác biệt và tồn tại do lịch sử để lại, đẩymạnh hợp tác toàn diện trên tinh thần hữu nghị và đoàn kết. Việc ViệtNam gia nhập ASEAN năm 1995 được coi là bước khởi đầu quan trọng đốivới tiến trình mở rộng và phát triển của ASEAN. Ngay sau khi tham giaASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy việc kết nạp các nước Lào, Myanmarvà Campuchia vào ASEAN, qua đó góp phần hoàn tất ý tưởng về một ASEANbao gồm toàn bộ 10 quốc gia ở Đông Nam Á, mở ra một trang mới của đoànkết, hữu nghị và hợp tác ở khu vực. Có thể khẳng định rằng, sự hìnhthành ASEAN-10 là một trong những mốc phát triển quan trọng của Hiệphội, tạo nền tảng thiết yếu cho ASEAN trở thành một tổ chức khu vựctoàn diện, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng ở Đông Nam Á vàchâu Á-Thái Bình Dương như ngày nay.
Dấu ấn Việt Nam thể hiện khá đậm nét trong việc tổchức những hoạt động quan trọng cũng như trong việc xây dựng các quyếtsách lớn của ASEAN. Chỉ 3 năm sau khi trở thành thành viên ASEAN, ViệtNam đã để lại trong lòng bạn bè ASEAN và quốc tế những ấn tượng sâu sắcvới việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 (Hà Nội,tháng 12-1998). Kết quả của Cấp cao ASEAN-6, nhất là việc thông quaChương trình Hành động Hà Nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020,đã giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế tronglúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế tài chính năm 1997-1998. Tiếp đó, Việt Nam cũng đã đảmnhận tốt vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ7-2000-7-2001, với kết quả ghi đậm dấu ấn Việt Nam là Tuyên bố Hà Nộivề Thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại Hội nghị Ngoạitrưởng ASEAN lần thứ 34 (7/2001), thể hiện nỗ lực thúc đẩy hợp tác vàtăng cường liên kết khu vực, đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vữngcủa Hiệp hội.
Việt Nam cũng có nhiều đóng góp cụ thể quan trọngtrong bốn lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN về chính trị-an ninh, kinhtế, văn hóa-xã hội và quan hệ đối ngoại. Đó là kết quả của sự tham giatích cực và chủ động của các Bộ, ngành liên quan của ta, kể cả việcđăng cai tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của ASEAN cũng như việcthúc đẩy các sáng kiến có giá trị.
Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy ASEAN chuyển sang giai đoạn mới, đó là hướng tới mục tiêu hìnhthành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với 3 trụ cột Chính trị-An ninh,Kinh tế và Văn hóa-xã hội, và hoạt động trên cơ sở pháp lý là Hiếnchương ASEAN. Vai trò tích cực và sự đóng góp quan trọng của Việt Namđược thể hiện rõ trong quá trình hình thành ý tưởng, hoạch định chínhsách, xây dựng và triển khai các văn kiện cơ bản của ASEAN hướng tớimục tiêu xây dựng Cộng đồng như Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II năm 2003,Chương trình hành động Vientian (VAP) năm 2004, Hiến chương ASEAN năm2007, Lộ trình xây dựng Cộng đồng cùng với các Kế hoạch tổng thể xâydựng 3 trụ cột Cộng đồng, và Kế hoạch công tác IAI về Thu hẹp khoảngcách phát triển năm 2009.
Năm 2010, Việt Nam lần thứ hai đảm nhận vai trò Chủtịch ASEAN kể từ khi gia nhập ASEAN. Với chủ đề xuyên suốt của năm Chủtịch ASEAN 2010 là “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hànhđộng”, Việt Nam đang nỗ lực hết mình trong vai trò điều phối, thúc đẩycác hành động và biện pháp hợp tác cụ thể nhằm triển khai hiệu quả Lộtrình xây dựng Cộng đồng và Hiến chương ASEAN, đồng thời mở rộng và làmsâu sắc hơn quan hệ hợp tác toàn diện giữa ASEAN với các bên Đối tác,củng cố và duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình hợptác khu vực và trong bối cảnh một cấu trúc khu vực đang định hình.Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 (Hà Nội, tháng 4/2010) và củacác Hội nghị cấp Bộ trưởng mà gần đây nhất là Hội nghị Bộ trưởng Ngoạigiao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan (Hà Nội, tháng 7-2010)là minh chứng sinh động cho các nỗ lực của Việt Nam trong việc đẩy mạnhhành động hướng tới mục tiêu Cộng đồng ASEAN.
Gia nhập ASEAN - quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Thực tiễn 15 năm qua đã khẳng định chủ trương gianhập ASEAN là quyết sách đúng đắn, kịp thời, có ý nghĩa lịch sử vàchiến lược quan trọng. Tham gia hợp tác ASEAN đã và sẽ mang lại choViệt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về chính trị-an ninh,kinh tế, văn hóa-xã hội và đối ngoại, mà bao trùm là giữ vững môitrường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũngnhư hỗ trợ cho Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế.
Điều quan trọng hàng đầu là tham gia ASEAN đã giúpduy trì môi trường hòa bình và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hợptác và phát triển ở khu vực Đông Nam Á, thông qua việc xây dựng mộtCộng đồng ASEAN thống nhất, liên kết chặt chẽ và có vai trò ngày càngquan trọng ở khu vực cũng như hình thành các mối quan hệ mới về chấtgiữa các nước thành viên.
Hội nhập và tham gia vào các hoạt động hợp tác củaASEAN cũng giúp Việt Nam tranh thủ được những lợi ích thiết thực vềkinh tế-thương mại và văn hóa-xã hội, hỗ trợ đắc lực cho phát triểnkinh tế-xã hội của Việt Nam. Tham gia liên kết kinh tế nội khối ASEANcũng như các thỏa thuận Thương mại tự do giữa ASEAN với các Đối tác mộtmặt giúp Việt Nam thu hút được ngày càng tăng đầu tư và kinh doanh từbên ngoài, mặt khác, cũng là cầu nối để Việt Nam tiếp cận các thịtrường tiềm năng trong và ngoài khu vực. Hơn nữa, Việt Nam cũng tiếpnhận được thông tin, khoa học-công nghệ, kinh nghiệm quản lý hiện đạivà nguồn lực; nâng cao năng lực thể chế và khả năng xử lý các vấn đềxuyên quốc gia như môi trường, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,…
Là thành viên ASEAN cũng tạo thế cho Việt Nam mởrộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là cácnước lớn, cũng như tham gia sâu rộng hơn vào các khuôn khổ hợp tác quốctế hay liên khu vực rộng lớn hơn như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS),Diễn đàn hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tiến trình hợp tác Á-Âu(ASEM), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),…; qua đó góp phần nâng caovai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Hội nhập ASEAN đãgiúp Việt Nam đàotạo và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia các hoạt động đaphương cũng như hội nhập khu vực và quốc tế; góp phần tạo bước chuyểnbiến tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật lệ vàthủ tục trong nước cho phù hợp hơn với yêu cầu hội nhập.
Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng ASEAN
Đối với Việt Nam, Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩachiến lược vì khu vực này liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh vàphát triển của đất nước ta. Việt Nam luôn xác định một ASEAN liên kếtchặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quantrọng là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam.
Trong giai đoạn phát triển mới của ASEAN, Việt Namtiếp tục chủ trương tham gia hợp tác ASEAN theo tinh thần chủ động,tích cực và có trách nhiệm:
Chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết ASEAN.
Tích cực cùng ASEAN chung tay giải quyết cácvấn đề khó khăn, phức tạp cũng như các thách thức đang đặt ra nhằm duytrì sức sống cũng như giá trị của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới.
Có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiệnnghiêm túc, đầy đủ các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàngđầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vững mạnh,thống nhất và gắn kết.
Với phương châm đó, các Bộ, ngành của ta cần có sựquan tâm và đầu tư thích đáng về nhân lực và tài chính cho tham gia hợptác ASEAN; chủ động nghiên cứu và đề xuất sáng kiến khả thi để thúc đẩyhợp tác ASEAN trên những lĩnh vực phù hợp, nhằm tận dụng tối đa các cơhội và lợi ích thiết thực có được, góp phần nâng dần chất lượng của “sựthống nhất trong đa dạng” của Hiệp hội. Trên cơ sở chỉ đạo tập trungthống nhất của Chính phủ, chúng ta cần tăng cường sự phối hợp và điềuphối hoạt động giữa các Bộ, ngành. Chúng ta cũng cần tăng cường hơn nữacông tác tuyên truyền rộng rãi về ASEAN và sự tham gia của Việt Namtrong ASEAN để tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, ngườidân, doanh nghiệp, qua đó huy động sự tham gia và đóng góp rộng rãi vàotiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Trước mắt, chúng ta đang tập trung mọi nỗ lực vànguồn lực để hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010, góp phầncụ thể hóa các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN, qua đó góp phần nâng caovai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam, đề cao hình ảnh một nước ViệtNam đổi mới và năng động, có đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòabình, hợp tác và phát triển. Là một bộ phận hữu cơ, không tách rời củaASEAN, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng ASEAN hướng tới tương laitươi sáng của Cộng đồng ASEAN.