Mới 25 tuổi, nhưng Nguyễn Tiến Nghị, sinh viên năm 4 ngành Triết học (Đạihọc Khoa học Huế) vẫn đầy tự tin làm hồ sơ và hiện đã có mặt trong danhsách 11 ứng viên đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên -Huế.
Chào Nghị! Những động lực nào thúc đẩy Nghị ứng cử quốc hội dù mới đang là đoàn viên, sinh viên (SV)?
Thứnhất, em là một SV. Em nghĩ là đại biểu ở tầng lớp nào thì phải nắmchắc tâm tư của tầng lớp đó. Dù chưa có kinh nghiệm tiếp xúc với quầnchúng nhân dân nhưng với các bạn trong lớp, trong trường thì em đã nóichuyện rất nhiều và hiểu họ muốn gì.
Thứhai là từ hồi em còn là học sinh cấp 3, trong thâm tâm em rất muốn trởthành đại biểu quốc hội, là tiếng nói của dân. Ý nghĩ ấy xuyên suốttrong em từ đó đến giờ. Em muốn làm những việc tốt cho Đất nước, choĐảng.
Chân dung chàng SV "dũng cảm" tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội
Bạn đã chuẩn bị những tâm lý và kiến thức gì về Quốc hội?
Vấn đề Quốc hội làm em rất quan tâm từ trước đến nay. Từ những trang web của Chính phủ, Đảng Cộng sản Việt
SVNguyễn Tiến Nghị (SN 1986), quê ở Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnhVĩnh Phúc, sinh viên năm cuối ngành Triết học, Khoa Lý luận Chính trị,ĐH Khoa học Huế (ĐH Huế) - người trẻ tuổi nhất tự ứng cử và đã có têntrong danh sách 11 đại biểu ứng cử Quốc hội của tỉnh TT-Huế sau khi Hộinghị Hiệp thương lần 2 ở tỉnh này kết thúc.
Hằngngày, em đều có đặt báo Thanh Niên, xem trên mạng báo Tuổi Trẻ, Dân Trívà nhiều trang tin tức xã hội khác để cập nhật thông tin. Ngoài ra, emcũng tham gia các báo cáo ở hội nghị toàn quốc về SV khối các trường đại học Cơ bản cuối năm 2009 với đề tài “Phát triển kinh tế tri thức trong thờikỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Emcó thời gian phải học nguyện vọng 2 ở trường Cao đẳng văn hóa Vĩnh Phúcở bộ môn Văn hóa quần chúng. Nhưng trong em luôn nghĩ mình phải thi mộtngành liên quan đến chính trị. Vì vậy, em đã lén gia đình ôn thi và tựđi vào Huế để nộp đơn thi và đậu vào khoa Lý luận Chính trị, ĐH Khoahọc Huế. Từ đó ước mơ em đã được nối tiếp trở lại.
Em nghĩ cả một dân tộc Việt
Nghị đã từng làm những công tác xã hội nào?
Từnăm 1 đến giữa năm 3 em là bí thư lớp Triết học K31, khoa Lý luận Chínhtrị, ĐH Khoa học Huế. Những phong trào lớp em đều làm tốt và được đánhgiá cao bởi các bạn trong lớp và thầy cô ở khoa.
Bạn có “thần tượng” những người nào trong khối chính trị ở nước ta hay không?
“Tronglớp, Nghị là một bí thư thạo việc, công việc vào tay bạn ấy thì rấtsuôn sẻ. Nghị có năng lực hoạt động trong những việc thực tiễn. Bạn ấyrất già trước tuổi về cách suy nghĩ. Tụi em hay gọi thân bạn ấy là “cụ”Nghị” - Trần Ngọc Diệu, SV giỏi duy nhất lớp Triết học K31 nói về bạnmình.
Em tự hào về quêhương em đã có Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh tan quân Nam Hán. Sau đó làvõ tướng Trần Nguyên Hãn góp phần lớn trong việc phò tá Lê Lợi đánhthắng quân Minh. Trước đây khi chưa tách tỉnh thì quê em cũng là miềnđất Tổ Hùng Vương.
Ởtrên phim “Bí thư tỉnh ủy” chiếu mới đây, em vô cùng ngưỡng mộ nhân vậtcố bí thư Kim Ngọc. Ông cũng là người quê em. Giờ chiếu nào em chạy đikêu các bạn về xem rồi sau đó bình luận về những tính cách tuyệt vờicủa ông.
Theoem được biết trong kỳ bầu cử lần trước, quê em có 7 người. Trong đó có1 chị sinh năm 1984, chỉ hơn em 2 tuổi nhưng đã là đại biểu quốc hội.Em cứ tự nhủ trong lòng rằng “phụ nữ còn làm đại biểu được huống hồ namnhi tại sao lại không làm được?”.
Nếu được là đại biểu Quốc hội chính thức, Nghị sẽ làm gì?
Ýtưởng em thì nhiều nhưng phải căn cứ vào đời sống thực tiễn. Em hiệnđang ở lứa tuổi SV nên chú trọng nhiều đến những việc liên quan với SV.Đất nước ta vẫn phải cần để ý đến điều quan trọng nhất là việc làm choSV lúc ra trường. Tiếp đến là vấn đề sức khỏe, bảo hiểm, nâng cao tay nghề sau khi đã đi làm cho SV.
Ngoàira, đoàn thanh niên, hội sinh viên cũng cần phải quan tâm nhiều hơn nữađến đời sống tinh thần của SV trên ghế nhà trường hơn và tạo cơ hộinhiều việc làm thêm cho SV để họ rèn kỹ năng sống...
Theothời gian, em sẽ lớn lên, sẽ cùng trải nghiệm nhiều hơn với nhân dân đểhiểu họ hơn nữa. Em nghĩ lứa tuổi nào làm việc nấy sẽ đạt hiệu quả nhất.
Nghị và bạn Trần Ngọc Diệu trao đổi về những kỳ họp Quốc hội trong căn phòng trọ của Nghị
Có những áp lực nào từ bên ngoài khi bạn tự ứng cử là đại biểu Quốc hội hay chưa?Chođến nay thì em chưa có áp lực nào. Vì đang làm khóa luận tốt nghiệp nênem cũng phải căng mình để không được giảm nhẹ công việc nào. Em đã lậpra một thời gian biểu để việc được suôn sẻ.
Tuynhiên em vẫn phải đặt việc học lên hàng đầu. Muốn đóng góp cho dân thìphải hoàn thành tốt công việc của mình trước đã. Cha mẹ em biết chuyệnem làm và đã động viên em, các bạn trong lớp và một số thầy cô trongkhoa cũng khuyên em cố gắng hết sức để đạt được mục đích.
Nếu không được là đại biểu Quốc hội, Nghị sẽ làm gì?Vìkhoảng cách 5 năm cho mỗi lần ứng cử là rất xa nên nếu không được lọtvào danh sách cuối cùng, em sẽ đi tìm việc sau khi tốt nghiệp liên quanđến ngành học của mình như giảng dạy, công tác trong khối hành chínhnhà nước.
Trong5 năm đó, em sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, năng lực và phải đảm bảo cómột công việc vững chắc. Nếu có cơ hội lúc đó em sẽ lại ra ứng cử tiếp.
“Nếucá nhân đủ năng lực, đủ điều kiện, hiểu dân, nói lên tiếng nói của dânthì chúng tôi vô cùng ủng hộ khi cá nhân tự ứng cử vì thể hiện ý thứctrách nhiệm, tình yêu với đất nước một cách mạnh mẽ nhất” - ông TrầnPhùng, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh TT-Huế nói về SV Nghị - người trẻ nhất từtrước đến nay ở Huế tự ứng cử Quốc hội. “Trườngrất bất ngờ trước một SV khoa Lý luận Chính trị và là SV đầu tiên tronglịch sử của trường tự ra ứng cử khi đang ngồi trên ghế giảng đường.Chúng tôi đang tìm hiểu về cá nhân em Nghị. Nhưng có một điều, em cóhành động như vậy là thể hiện một sự dân chủ cao. Nếu em là một cá nhânxuất sắc đặc biệt và ứng cử thành công thì rất tự hào cho trường” -PGS.TS. Nguyễn Văn Tận, Hiệu trưởng ĐH Khoa học Huế nhận xét về Nghị. |