Mỗi mùa xuân, cây anh đào giống Nhật bừng nở ở lối vào Bệnh viện Union Memorial (Mỹ). Đây là món quà đặc biệt dành tặng nơi này của Al Capone - trùm gangster khét tiếng.
Gần lối vào trên phố 33 của Bệnh viện Union Memorial, Baltimore, Maryland, Mỹ, bạn sẽ thấy một cây anh đào cành buông giống Nhật (Prunus pendula). Đây là loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp, sự tái sinh và vĩnh hằng. Điều đặc biệt là cây được tặng cho bệnh viện bởi trùm mafia và gangster khét tiếng của nước Mỹ - Al Capone. |
Trong khi thụ án 11 năm vì trốn thuế, Capone bị giam hơn 4 năm ở nhà tù Alcatraz, San Francisco. Khi đó, ông ta bị chẩn đoán mắc bệnh giang mai thần kinh và bệnh ngày càng nặng. Sau khi Capone được thả, gia đình cố gắng cho ông ta nhập viện Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, nơi là trung tâm điều trị hàng đầu cho bệnh giang mai cấp ba thể nặng. Lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực từ tai tiếng của Capone, bệnh viện này đã từ chối. |
Thay vào đó, Bệnh viện Union Memorial đồng ý điều trị cho Capone. Ngay sau khi được thả, Capone sống trong căn phòng 2 gian ở tầng 5 bệnh viện, với cửa sổ nhìn ra khu vực giờ là nơi có cây anh đào. |
Union Memorial thậm chí còn cho ông ta có người thân cận ở cạnh, từ thành viên gia đình, người cắt tóc, nếm thức ăn đến vệ sĩ. Trong 6 tuần ở đây, Capone được điều trị bởi bác sĩ nổi tiếng Joseph E. Moore, sau đó được khám chữa tại nhà riêng thêm nhiều tuần nữa, trước khi trở về Miami, Florida, vào tháng 3.1940. |
Để tỏ lòng cảm ơn, Capone đã tặng Union Memorial hai cây anh đào cành buông giống Nhật. |
Một cây đã bị di dời năm 1950 để dành chỗ xây dựng một khu mới. Cây còn lại vẫn sống và tô điểm cho bệnh viện mỗi mùa xuân về. Ảnh: Baltimore Sun. |
Một trận tuyết rơi vào tháng 2.2010 khiến cây bị xẻ đôi và mất một cành lớn. |
Các món đồ lưu niệm được làm từ cành gãy và bán để gây quỹ cho bệnh viện. |
Những cây anh đào cành buông ở khu ký túc xá Union Memorial được chiết từ cây gốc. Chúng được gọi là "Capone nhí". Còn cây anh đào quà tặng của Capone tiếp tục ra hoa rực rỡ mỗi mùa xuân, thu hút ánh nhìn của người ngang qua. |
Theo Zing