Trọng tâm phối hợp công tác năm 2010 giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội vàỦyban Trung ương MTTQ tiếp tục là hướng vào việc củng cố, mởrộng,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại hội nghị . (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Đây là thỏa thuận tại hội nghị liên tịch thường niên giữa hai cơ quan, đánh giá kết quả phối hợp công tác năm2009 và bàn một số trọng tâm công tác trong năm 2010, diễn ra chiều 10/3 tại Hà Nội.
Báo cáo kết quả thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hai bên trong năm2009, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamVũ Trọng Kim đánh giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam đã phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đoàn đại biểu Quốc hội và Ủyban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức và nâng cao chất lượng các cuộc tiếp xúc cửtri của đại biểu Quốc hội đảm bảo hiệu quả, thiết thực.
Báo cáo cũng nêu rõ một số hạn chế trong phối hợp công tác giữa hai bênnhư việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chuyên môn chưa thường xuyên và thực sựsâu sát; công tác giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri vànhân dân trước mỗi kỳ họp Quốc hội còn hạn chế.
Sau sáu năm thực hiện, một số điểm trong Quy chế phối hợp chưa thực sự phùhợp, đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành và với thực tiễn hoạt động củamỗi cơ quan, cần được sửa đổi kịp thời.
Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng caohơn nữa chất lượng phối hợp công tác, hoạt động giữa hai bên; gợi mở nhiều nộidung vừa cơ bản vừa cấp bách như bầu đại biểu Quốc hội là người Việt Nam ở nướcngoài; sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc; cơ chế giám sát; vai trò phản biện xã hộicủa Mặt trận Tổ quốc…
Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam Cư Hòa Vần cho rằng cần cụ thể hóa chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốcđể có cơ chế thực hiện một cách thiết thực, tránh hình thức; thí điểm việc phảnbiện các dự án luật.
Đề cập việc phối hợp trong xây dựng luật, pháp lệnh giữa hai cơ quan, Giáosư Lưu Văn Đạt, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam cho rằng, giám sát việc thực thi pháp luật rất quan trọng; cần sâu sát vớinhân dân, hiểu nhân dân, biết nhân dân muốn nói gì và cần gì.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổquốc rất quan trọng, hiện đã có cơ chế nhưng đúng là thực hiện chưa nghiêm. Ôngđồng thời đề nghị phải tạo điều kiện hơn nữa cho Mặt trận Tổ quốc, trong đó cócả vấn đề kinh phí; tăng cường trách nhiệm phản hồi của các cơ quan tiếp thu đểtăng giá trị pháp lý các ý kiến phản biện của Mặt trận Tổ quốc. Khối lượng côngviệc trong thời gian tới rất lớn, cần có sự chuẩn bị, lộ trình phối hợp cụ thểgiữa hai bên, tránh lúng túng, bị động.
Kết luận cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định nếu không có Mặt trận Tổ quốc, không thể tổchức tốt các cuộc tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến đóng góp của cử tri và nhândân…
Theo ông, để làm tốt hơn nữa công tác phốihợp, việc tổ chức hội nghị liên tịch thường niên cần tiếp tục được cải tiến vớitinh thần đổi mới, tiếp thu để đạt hiệu quả thiết thực, chất lượng cao ngay từkhâu chuẩn bị báo cáo, tránh chung chung, hình thức mà đi vào cụ thể, sâu sắc,xây dựng chương trình phối hợp một cách mạch lạc, rõ ràng.
Đề cập nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấnmạnh một nhiệm vụ quan trọng là phát huy mạnh mẽ dân chủ, huy động tối đatrí tuệ, trách nhiệm, lòng tin của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào cươnglĩnh, báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Việc tổ chứcđóng góp ý kiến cần thiết thực, tránh hình thức.
(Theo TTXVN)