Tranh chấp giữa hai bên đương nhiên là một bên thấy bên kia vi phạm và gây thiệt hại thì có thể yêu cầu bên kia khắc phục làm đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
|
Đại biểu Trần Thế Vượng, đoàn Hải Dương góp ý vào Luật thi hành án hình sự. |
Theo tôi thì trong Tờ trình đã khẳng định đây là tranh chấp trong thương mại, giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Vì vậy, ở đây không có khái niệm khiếu nại. Tôi đề nghị cân nhắc lại Điều 39. Tranh chấp giữa hai bên đương nhiên là một bên thấy bên kia vi phạm và gây thiệt hại thì có thể yêu cầu bên kia khắc phục làm đúng hợp đồng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu yêu cầu đó không được phía bên kia chấp nhận, hoặc không thực hiện thì bên này có quyền khởi kiện ra tòa hoặc ra trọng tài, chứ không chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là khiếu nại, coi bên bị khiếu nại là bên giải quyết khiếu nại là không đúng. Bởi hai bên này bình đẳng với nhau, không phải một bên khiếu nại và một bên giải quyết khiếu nại. Điều 39, cả hai bên đều có quyền đó. Thực ra, khoản 2 chỉ thể hiện được nội dung bên sử dụng dịch vụ khiếu nại với bên cung cấp, không thấy quy định nào nói về bên cung cấp dịch vụ được quyền khiếu nại bên sử dụng dịch vụ. Toàn bộ khoản 2, điều 39 không thấy bên cung cấp dịch vụ, mặc dù đều nói là "trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp, người sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính phải khiếu nại bằng văn bản với các bên liên quan". Tôi thấy việc giải quyết tranh chấp cũng phải theo nguyên tắc, nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong cung ứng và sử dụng dịch vụ. Tên điều 41 như vậy, nhưng việc bồi thường thiệt hại thì nguyên tắc này cũng chỉ đặt ra đối với bên sử dụng dịch vụ, không nói gì nguyên tắc chung cho cả hai bên. Cho nên đây là vấn đề cần được làm rõ. Điều 43, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sử dụng dịch vụ bưu chính, khoản 2 nói rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người sử dụng dịch vụ bưu chính trong những trường hợp nêu tại khoản 1 điều này không vượt quá mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính trong các trường hợp tương tự. Nhưng thực ra, hai bên này không có những việc tương tự. Ví dụ, bên sử dụng bị thiệt hại do trường hợp mất, gửi chậm, giá cước, thư bị hư hỏng thì các trường hợp này không thể tương tự những thiệt hại xảy ra đối với bên cung cấp dịch vụ. Bởi vì trong điều này nói những việc vi phạm ghi ở điều 12. Trong khi điều 12 không có khoản tương tự nào như đối với bên sử dụng dịch vụ. Vì điều 12 nói: Một là vật phẩm, hàng hóa mà pháp luật Việt Nam quy định cấm lưu thông, hai là gửi đi các nước mà pháp luật của Việt Nam quy định cấm xuất khẩu, ba là cấm nhập khẩu. Vật phẩm, hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường bưu chính. Đây là những vật không được gửi mà anh gửi, từ việc gửi này gây ra thiệt hại thì những thiệt hại mà không tương ứng, tương tự như những trường hợp gây thiệt hại mà phải bồi thường như bên sử dụng dịch vụ. Nhìn chung mấy chương này, mấy điều đó cần phải xem xét lại.
(Trích ý kiến của đại biểu Trần Thế Vượng phát biểu chiều 26-5 tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII)
VŨ ÚY