Sáng mùng 7 Tết Nhâm Dần (7.2 Dương lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân xuân tại Triệu Miếu và Thế Miếu - Hiển Lâm Các (Đại Nội Huế).
Lễ hạ nêu tại Hoàng cung triều Nguyễn thời xưa được thực hiện để đánh dấu kỳ nghỉ tết đã kết thúc, chuẩn bị bước vào một năm làm việc mới
Mô phỏng theo nghi thức thời xưa, lễ hạ nêu bao gồm các phần như cúng nêu, nhạc lễ (đại nhạc, tiểu nhạc, đánh chuông trống) và tiến hành hạ cây nêu
Cây nêu ở sân trước Triệu Miếu được hạ trước rồi sau đó là đến cây nêu ở Thế Miếu - Hiển Lâm Các
Sau lễ hạ nêu là phần khai ấn cung chúc tân xuân
Khai ấn là nghi thức mở đầu cho một năm làm việc của bộ máy hành chính trung ương xưa với hy vọng cả năm mọi việc suôn sẻ, nhiều thành công, đất nước được thái bình thịnh trị
Kim ấn (mô phỏng phục chế) được lấy xuống từ ngọn cây nêu với bốn chữ “Phú - Thọ - Khang - Ninh” mang ý nghĩa: Giàu sang, Sống lâu, Khỏe mạnh, Bình yên
Người xưa quan niệm những chữ này cầu chúc những điều yên ổn, tốt lành, trường tồn cho đất nước, may mắn, ấm no cho nhân dân
Kim ấn được đóng vào các tờ giấy trên đó có ghi các chữ Thư pháp mang ý nghĩa may mắn ở dạng thư pháp: Phúc, Lộc Thọ, Tâm, Tài, Đạt, Cát Tường, Bình An,… và tặng cho du khách với mong muốn nhiều điều tốt đẹp, may mắn sẽ đến với mọi người trong năm mới Nhâm Dần
Trong những ngày đâu năm , một tín hiệu tốt cho ngành du lịch Huế cũng như Trung tâm bảo tồn di tích Huế
Lượng khách đổ về Huế và tham quan tại các di tích tăng đột biến lên đến 300% so với cùng kỳ
Trong số hơn 58.300 lượt khách đến Huế dịp Tết, có 800 lượt khách quốc tế là các chuyên gia làm việc tại Việt Nam, chuyên viên và người nhà của một số đoàn ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam
Một số điểm du lịch thu hút đông du khách đến tham quan gồm Hoàng cung - Đại nội Huế các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định, đền Huyền Trân, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu...
Theo VOV