Cần bước chuyển mạnh trong việc giới thiệu Văn học Việt Nam

12/01/2010 13:41

So với 13.700 tác phẩm văn học của nướcngoài được dịch ra tiếng Việt, thì con số mới chỉ có 570 tác phẩm vănhọc Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài là sự chưa tương xứng đángđể chúng ta suy nghĩ.

Sau 6 ngày  (từ 5 đến 10-1-2010) với nhiều hoạt động phong phú diễn ra ở Hà Nội và Quảng Ninh, Hội nghị quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam lần thứ 2 đã kết thúc. Đây là cơ hội quí giá để chúng ta hy vọng sẽ ngày càng có nhiều tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu với bạn bè khắp năm châu. 

Các  đại biểu quốc tế dự Hội nghị

Giới thiệu, quảng bá văn học Việt Nam còn nhiều hạn chế

Nếu so với 25 dịch giả của 12 nước trên thế giớitham dự Hội nghị lần trước, thì sự có mặt của hơn 150 dịch giả, nhàvăn, nhà thơ của hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tại Hộinghị lần này cho thấy đây thực sự là cuộc hội ngộ của những người yêuvăn học và văn hóa Việt Nam.

Trong những năm qua, nhiều cá nhân trong nước vànước ngoài đã âm thầm dịch, giới thiệu và tổ chức xuất bản những tácphẩm văn học Việt Nam ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Những bản dịchTruyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Trãi, thơ HồChí Minh, các tiểu thuyết, truyện ngắn của các nhà văn Vũ Trọng Phụng,Bảo Ninh, Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê; thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Trọng Tạo...là minh chứng rõ ràng cho những cống hiến lặng lẽ và đầy nhiệt tâm đó.

Tuy nhiên, so với 13.700 tác phẩm văn học của nướcngoài được dịch ra tiếng Việt, thì con số mới chỉ có 570 tác phẩm vănhọc Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài là sự chưa tương xứng đángđể chúng ta suy nghĩ.

Theo thống kê trên thị trường sách hiện nay, cứ 100cuốn sách được bày bán thì có 25 cuốn sách dịch từ văn học nước ngoài.Bên cạnh các tác phẩm tiêu biểu của văn chương nhân loại thì có khôngít cuốn dù được quảng cáo là "hot", "best-seller" nhưng ít giá trị vănchương, được dịch vội vàng, với trình độ dịch còn non kém nên mắc nhiềulỗi trong câu chữ.

Trong khi không kiểm soát được số lượng cũng nhưchất lượng sách văn học từ ngoài vào nước ta, thì chúng ta lại chưaquan tâm đầy đủ tới việc giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới.

Trong 50 năm qua, mấy trăm đầu sách văn học Việt Namđã được dịch ra tiếng nước ngoài nhưng chủ yếu là văn học cổ điển vàvăn học thời kháng chiến mà ít có tác phẩm văn chương hiện đại. Và cũngvì vậy, các tác phẩm văn chương của Việt Nam rất ít được công chúngquốc tế biết tới. Việc cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" được dịch ra rấtnhiều thứ tiếng, được độc giả nước ngoài đón nhận nồng nhiệt chỉ là mộthiện tượng hiếm hoi!

Nguyên nhân của thực trạng buồn này là do chúng tachưa chủ động trong việc chọn lọc và giới thiệu những tác phẩm văn họctiêu biểu của Việt Nam ra thế giới.

Việt Nam thiếu hẳn một Trung tâm dịch thuật tầm quốcgia, tập hợp được đội ngũ người dịch có trình độ ngoại ngữ tốt và có sựhiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam và các nền văn hóa trên thế giới.Việc thông tin về tác phẩm và các nhà xuất bản ra nước ngoài rất thiếuvà chưa bài bản. Bên cạnh đó, đội ngũ dịch giả trẻ thiếu vốn hiểu biếtvề văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam, nên khi dịch tác phẩm của nước ngoàira tiếng Việt hay dịch tác phẩm Việt Nam ra tiếng nước ngoài đều chưađạt yêu cầu…

Đó là những bất cập cần được khắc phục khẩn trương.

"Nhậtký Đặng Thùy Trâm" - một trong số các tác phẩm văn học Việt Nam đượcdịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới

Bước khởi động quan trọng

Hội nghị quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam lần thứ2 được coi là những bước khởi động ban đầu nhưng rất quan trọng choviệc dịch và giới thiệu văn học, văn hoá Việt Nam và sâu xa hơn là đấtnước và con người Việt Nam ra tất cả các châu lục.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Hội Nhà văn Việt Nam đã ký kết với 10 nhàxuất bản và dịch giả các nước về việc xuất bản các tác phẩm văn họcViệt Nam.

Các đối tác ký kết hợp tác xuất bản văn học Việt Nambao gồm: Trung tâm William Joiner của Mỹ, Ủy ban Đoàn kết hữu nghị ẤnĐộ - Việt Nam, Hội Nhà văn Lào, Hội Nhà văn Nga, Tạp chí Nhật kýHungari, Nhà xuất bản Aria (Philippines), Nhà xuất bản Tranan (ThụyĐiển), dịch giả Ahn Kyong Hoan (Hàn Quốc), dịch giả Dashtvel (Mông Cổ)và dịch giả Chức Ngưỡng Tu (Trung Quốc).

Ông  Styrbjorn Gustafsson- Giám đốc Nhà xuất bảnTranan (Thụy Điển), người 15 năm qua miệt mài dịch một số tác phẩm vănhọc Việt Nam cho biết: Nhà xuất bản Tranan đã chọn được một số tác phẩmcủa các nhà văn trẻ Việt Nam và dự định phối hợp với Nhà xuất bản HộiNhà văn Việt Nam để bắt tay vào dịch ngay. Hy vọng những tác phẩm nàysẽ được đón nhận nồng nhiệt ở Thụy Điển.

Theo các dịch giả trong nước và quốc tế, điều quantrọng là những công việc cần triển khai ngay sau hội nghị này để tạođược bước chuyển mạnh mẽ trong việc đưa văn học Việt Nam đến với đôngđảo bạn bè quốc tế.

Chẳng hạn như việc lập Trung tâm dịch thuật quốcgia- đơn vị sẽ đảm nhiệm chuyên trách các khâu trọng yếu như lựa chọn,biên dịch, hợp tác xuất bản và quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài;lập trang thông tin điện tử giới thiệu về các tác phẩm văn học dịch củaViệt Nam ra thế giới; lập danh mục cụ thể những cuốn sách sẽ được dịchra các thứ tiếng nước ngay trong năm nay hay trong 5, 10 năm tới  đồngthời phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ dịch giả văn học bài bản, khoahọc, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh- Chủ tịch Hội Nhà văn ViệtNam, trước mắt Hội Nhà văn Việt Nam đưa danh sách những tác phẩm tiêubiểu nhất về văn học cổ, văn học hiện đại, một số tác giả được giảithưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật để các đối tác nước ngoài lựachọn, giới thiệu với độc giả quốc tế.

(Theo Chinhphu.vn)

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cần bước chuyển mạnh trong việc giới thiệu Văn học Việt Nam