Bóng chuyền Việt Nam: Trò chơi thương hiệu

11/08/2010 10:49

Bóng chuyền VN đangcó giai đoạn phát triển rất sôi động. Hầu hết các đội bóng đều được gắnvới thương hiệu nào đó. Tuy nhiên,nếu bảo rằng bóng chuyền VN đã sẵn sàng cho một cuộc đột phá lênchuyên nghiệp thì… còn lâu.

Ngânhàng Công thương (áo trắng) và Truyền hình Vĩnh Long, 2 trong số ítnhững đội bóng gắn kết bền chặt với các đơn vị kinh tế và tạo dựng đượctên tuổi ở các giải đấu.

Thay áo xoành xạch!

Bóng chuyền nam TPHCM và nữ TháiBình có nhiều lần đổi nhà tài trợ giữa dòng nhất tính trong khoảng 5năm trở lại đây. Từ ngày trở lại hạng đội mạnh, CLB TPHCM (hiện tại)đổi 3 lần tên, từ Trường nghiệp vụ TDTT đến Dệt Thành Công, Thép Việtvà giờ thì… không có gì cả (hiện có thông tin Saigontourist sẽ chốnglưng cho đội ở lượt về giải VĐQG 2010). Trong khi đó, đội nữ Thái Bìnhtrong 5 năm cũng đã gắn với 3 nhà tài trợ gồm Vital, Petechim và giờđây là PV Oil.

Nhiều đội bóng khác ở làng bóngchuyền Việt Nam cũng cố gắng tìm cho mình chiếc áo của nhà tài trợ nàođó như Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thông tin, Quân khu 5, Khánh Hòa… Thếnhưng, ngoại trừ một vài thương hiệu kinh tế đã gắn bó mật thiết vớicác đội bóng chuyền từ trước kia, như Giấy Bãi Bằng, Ngân hàng Côngthương, Bưu điện Hà Nội, Bình Điền Long An, số còn lại hầu hết chỉ liênkết với nhau theo thời vụ. Bởi vậy, người ta không quá ngạc nhiên khimùa trước, Biên phòng khoác áo nhà tài trợ Sao vàng, năm sau đã đổi quatên Sacombank, Bộ TLTT Trust Bank chuyển thành Thông tin Liên ViệtBank, còn Quân khu 5 gắn thêm tên nhà tài trợ Đức Long phía trước…

Tuy nhiên, sự thiếu ổn định trongcác mối liên kết giữa nhà tài trợ với các đội bóng nảy sinh vì nhiều lýdo khác nhau. Hoặc do “vướng cơ chế với ngành chủ quản địa phương”, độibóng không được giao hẳn cho nhà tài trợ đầu tư, nên tồn tại “nửa nạc,nửa mỡ” và luôn bị bó vào khuôn phép quản lý của ngành, chứ không đượctự do hoạch định chiến lược, xây dựng mô hình theo hướng riêng. Hoặcgiả do trình độ đội bóng quá yếu kém, không tạo được hình ảnh tốt đẹpnhằm giúp nhà tài trợ quảng bá thương hiệu, nên mối quan hệ chỉ mặn màlúc đầu, càng về sau càng nhạt dần.

Cũng chẳng thể trách được các nhàtài trợ, vì nếu so ra, đầu tư cho một đội bóng chuyền mỗi năm tốn chỉbằng 1/10 so với cho một CLB bóng đá, nhưng vẫn khuếch trương đượcthương hiệu trên toàn quốc. Đầu tư 1 năm cho đội bóng mạnh rồi xin rút,phần lợi sẽ lớn hơn là đầu tư lâu dài.

Chính vì vậy, “trò chơi thươnghiệu” giờ đây mang tiếng là giúp bóng chuyền Việt Nam sôi động hẳn lên,chứ chưa từng được coi là chỗ dựa vững chắc để giúp các đội bóng chuyểnmình theo hướng chuyên nghiệp hóa thực sự.

Giỏi nhưng chưa hẳn đã bền

Ổn định lực lượng và giỏi chuyênmôn như CLB Hoàng Long Long An (HL.LA) cũng đang lo bị nhà tài trợ bỏrơi vào cuối mùa bóng năm nay. Thông tin Tập đoàn Hoàng Long có ý địnhrút lui khỏi cuộc đầu tư cho bóng chuyền Long An là có thật, có điềumùa bóng năm nay thì chưa. Ông Hoàng Đình Thủ - Giám đốc Công ty thểthao Hoàng Long, đồng thời là Trưởng đoàn của đội Hoàng Long Long Anthừa nhận: “Lãnh đạo tập đoàn quả thật có ý định trả đội bóng về chongành thể thao Long An. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, nguồn kinh phítài trợ vẫn được giữ nguyên là gần 3 tỷ đồng. Đến cuối năm, chúng tôimới biết liệu Tập đoàn Hoàng Long có tiếp tục gắn bó với đội bóng nữahay không”.

Hoàng Long Long An là đội bóngnam được đánh giá là ổn định và dàn cầu thủ nội có chất lượng chuyênmôn mạnh nhất Việt Nam. Đội bóng này chưa từng sử dụng ngoại binh,nhưng vẫn luôn có mặt trong nhóm 3 đội hàng đầu Việt Nam vài năm trởlại đây. Thậm chí, nhiều HLV bóng chuyền uy tín luôn khẳng định nếukhông cho phép sử dụng ngoại binh ở giải VĐQG (trước đây là giải cácđội mạnh toàn quốc), có lẽ Hoàng Long Long An sẽ vô địch dài dài. Lựclượng nội binh của Hoàng Long Long An luôn là niềm mơ ước của nhiều độibóng. Tuy nhiên, Hoàng Long Long An vẫn chưa một lần lên ngôi vô địchquốc gia, dù nhiều năm họ đã đến rất gần với vinh quang.

Tham vọng liệu có thật?

Ngành dầu khí Việt Nam đang sởhữu tới 3 đội bóng: PV Oil Thái Bình, Vietsov Petro (nữ) và Tập đoàndầu khí Việt Nam. Nữ Thái Bình đã trở thành thương hiệu lớn của bóngchuyền Việt Nam, trong khi 2 đội bóng còn lại mới ra đời cách đây chưalâu, và phất lên nhờ nguồn kinh phí khổng lồ từ ngành dầu khí rótxuống. Thậm chí, đội nam Dầu khí Việt Nam lúc mới tuyên bố thành lập đãgóp nhặt lực lượng, thuê mượn hoặc mua đứt của nhiều đội bóng khác đểhình thành nên một tập thể khá mạnh. Theo cách nhìn nhận của các chuyêngia bóng chuyền uy tín, ngành dầu khí có tham vọng thực sự và bài toánthương hiệu mà họ đang áp dụng vừa ít tốn kém, vừa mang lại kết quả khảquan. Và màn ra mắt rình rang, những cú chuyển nhượng cầu thủ gây sốcvà tiền lương trả thuộc diện cao nhất làng bóng chuyền hiện nay đã thểhiện cho tham vọng đó. Tuy nhiên, mối lương duyên ấy có kéo dài mãi haykhông thì còn phải… hậu xét!

Có lẽ, đến hiện tại, những thươnghiệu đã được định hình trong vòng 10 năm trở lại đây như Giấy Bãi Bằng,Ngân hàng Công thương, Bình Điền Long An, Tràng An Ninh Bình, Truyềnhình Vĩnh Long là đáng tin hơn cả giữa cuộc chơi rất khó lường này.


Ý kiến người trong cuộc

°HLV Trần Đình Tiền (Sacombank Biên phòng): “Tôi nhìn nhận việc doanh nghiệp chung tay đầu tư tài chính có tácđộng tích cực rất lớn đối với bất kỳ đội bóng chuyền nào. Tuy nhiênphải thấy rằng, cách để doanh nghiệp dốc tiền cho một đội bóng chuyềnthì muôn hình vạn trạng. Lấy cụ thể ở đội bóng Biên phòng, sau chứcVĐQG 2009, chúng tôi đã nhận được gói tài trợ hơn 5 tỷ trong nhiều năm.Đó là điều rất mừng, nhưng quả thật, khoản tiền tài trợ nhờ phần lớntrong mối quan hệ của cấp lãnh đạo nên doanh nghiệp cũng không quá quantâm tới việc chuyên môn. Chúng ta đang bước vào cơ chế bán chuyênnghiệp của bóng chuyền nên cần sự thực dụng cao, nếu không có sự tuyêntruyền của thông tin hay giúp đỡ của doanh nghiệp thì cơ hội phát triểncủa bất kỳ CLB nào cũng rất khó khăn”.

°HLV Nguyễn Mạnh Hùng (Tràng An Ninh Bình):“Trong 5 năm trở lại đây, việc doanh nghiệp nhảy vào tài trợ cho bóngchuyền đã đem lại những tín hiệu đáng mừng. Nói thật, chúng ta khôngthể hô hào VĐV rằng phải đánh hết mình, trong khi họ chỉ nhận 1 hay 2triệu đồng tiền lương. Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư tốt như ThépViệt, Sacombank, phân bón Bình Điền, Hoàng Long hay Tràng An… đầu tưcho bóng chuyền, nhưng chúng ta phải thấy rằng, doanh nghiệp không baogiờ cho tiền không. Đội bóng muốn giữ được doanh nghiệp ở lại thì họphải chứng tỏ chất lượng chuyên môn trong các giải đấu. Bởi cũng nhưbất kỳ môn thể thao nào khác, nếu doanh nghiệp đầu tư mà thấy hình ảnhcủa mình bị ảnh hưởng do đội bóng ì ạch không phát triển thì chuyệnchia tay cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ vững mối liên kếtgiữa doanh nghiệp và đội bóng không đơn giản, bởi rất cần sự đồng bộ từVĐV, HLV cho tới lãnh đạo quản lý đội bóng”.

°HLV Phùng Công Hưng (Thể Công):“Bóng chuyền Việt Nam đang ngày càng được xã hội hóa tích cực, sự gópmặt của doanh nghiệp đầu tư tài chính cho đội bóng rất tốt và thuậnlợi. Thế nhưng, do đội Thể Công của chúng tôi vẫn còn vướng cơ chếngành, nên gặp nhiều khó khăn cho VĐV. Nói gì thì nói, nếu không có tàichính sẽ tác động mạnh tới tâm lý các cầu thủ. Họ nhìn thấy những VĐVđội khác rủng rỉnh hơn trong thu nhập sẽ tủi thân, cũng như sẽ bị tácđộng tâm lý khi nhìn thấy những lời mời chào hấp dẫn từ đội khác. Như ởThể Công, có một số gương mặt trong đội hình chính của CLB lẫn ĐTQG,nhưng chỉ nhận mức lương theo quân hàm trong quân ngũ, hỏi sao họ khônglo lắng chuyện kiếm tiền giúp gia đình”.


(Theo Tinthethao)
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bóng chuyền Việt Nam: Trò chơi thương hiệu