- Hỏi: Bốn cân đối lớn trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 là gì?
Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia là một trong bốn cân đối lớn trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025
- Trả lời: Bốn cân đối lớn trong phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 gồm:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng tổng tích lũy tài sản chiếm khoảng 27-28% GDP và duy trì tỷ trọng tiêu dùng cuối cùng không thấp hơn 73% GDP.
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32-34% GDP.
+ Tỷ lệ huy động nguồn ngân sách giai đoạn 2021-2025 đạt 15-16% GDP; đến năm 2025, nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Bội chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025 bình quân 3,7% GDP.
+ Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia.
- Hỏi: Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025?
- Trả lời:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
+ Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển kinh tế số.
+ Phát triển các vùng và khu kinh tế.
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị.
+ Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ.
+ Phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
+ Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển.
+ Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Theo tài liệu "Hỏi - đáp về các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng"