Bộ Y tế đã xây dựng và điều chỉnh phác đồ điều trị cúm A/H1N1 phù hợp.Trong đó, Tamiflu là thuốc điều trị thích ứng nhất cho bệnh nhân cúm A/H1N1.
Điều trị cho bệnh nhân mắc cúm A/H1N1
Sáng 12-1, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, ngườiphát ngôn của Bộ Y tế khẳng định, các biện pháp phòng chống dịch A/H1N1 đượctriển khai theo từng giai đoạn dịch cúm A/H1N1 tác động tới Việt Nam là hoàntoàn đúng đắn.
Đó là biện pháp ngăn chặn dịch từ xa (giai đoạn đầu ngăn chặn không cho dịchxâm nhập vào Việt Nam); kiểm soát dịch; ngăn chặn và khoanh vùng dịch tại cộngđồng; giám sát, cách ly bệnh nhân cúm tại chỗ; trong đó giải pháp tuyên truyềnnâng cao nhận thức người dân, chủ động phòng chống dịch được coi là biện phápchủ đạo.
Các biện pháp trên giúp người dân không hoang mang nhưng cũng không lơ là, chủquan mà cả cộng đồng cùng chung tay ngăn chặn dịch, không để lây lan, bùng phátrộng.
Cũng nhờ đánh giá được mức độ của đại dịch cúm A/H1N1 qua từng giai đoạn thíchhợp, Bộ Y tế đã xây dựng và điều chỉnh phác đồ điều trị cúm A/H1N1 phù hợp.Trong đó, Tamiflu là thuốc điều trị thích ứng nhất cho bệnh nhân cúm A/H1N1.
Từ chỗ thực hiện xét nghiệm đại trà những người nghi ngờ đến từ các vùng dịchcúm A/H1N1 và đối tượng tiếp xúc với người mắc cúm, Việt Nam đã giảm mức độ, chỉxét nghiệm người có dấu hiệu lâm sàng điển hình cúm A/H1N1, sau đó mới tiến hànhđiều trị.
Đến giai đoạn dịch lây lan ra cộng đồng, theo khuyến cáo của WHO và các quốcgia, Việt Nam đã ngừng xét nghiệm đại trà và tiến hành điều trị kịp thời chobệnh nhân có dấu hiệu điển hình theo phác đồ mới.
Kể từ ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 30-5-2009 đến nay, ViệtNam đã phát hiện hơn 12.000 người mắc, 53 ca đã tử vong.
Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo, dịch cúm A/H1N1 có nguy cơ bùng phát trong mùa đông;dịch cúm A/H5N1, cúm A/H1N1, cúm thông thường khác có nguy cơ kết hợp thànhchủng mới nguy hiểm khiến tình hình dịch phức tạp hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga cũng cho biết kế hoạch phòng chống dịch cúm A/H1N1 củaViệt Nam khá sát so với diễn biến dịch cúm A/H1N1 tại Việt Nam đến thời điểmnày.
Việt Nam đã sử dụng và đáp ứng tốt thuốc Tamiflu phục vụ điều trị bệnh nhân mắccúm A/H1N1 trên cả nước.
Theo Cục Quản lý Dược Việt Nam, số lượng thuốc Tamiflu của Việt Nam đang sử dụnglà nguồn dự trữ sẵn, đến nay Việt Nam chưa phải nhập lượng thuốc mới, trừTamiflu loại dành điều trị cho trẻ em và một số cơ số thuốc dành cho bệnh nhâncó hiện tượng kháng Tamiflu.
Đối với lô vắcxin phòng cúm A/H1N1 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) viện trợ, ViệtNam đang tiến hành các bước thử nghiệm theo quy trình để đánh giá độ an toàn.
Bộ Y tế cũng khẳng định, chỉ tiếp nhận lô vắcxin trên sau khi có kết quả đảm bảotính an toàn khi dùng cho người.
Số lượng thuốc Tamiflu của Việt Nam có sẵn và 1,2 triệu liều vắcxin do WHO viện trợ đã đủ đáp ứng tình hình phòng chống dịch tại Việt Nam, Bộ Y tế chưa cần phảinhập thêm.
Về thông tin của một số chuyên gia y tế các nước cho rằng WHO thổi phồng tìnhhình cúm A/H1N1, cơ quan WHO tại Việt Nam tiếp tục khẳng định WHO luôn kiên địnhđánh giá tác động của đại dịch cúm A/H1N1 hiện tại là vừa phải, đại đa số bệnhnhân bị bệnh tương tự cúm nhẹ sẽ được phục hồi hoàn toàn trong vòng một tuần.
(Theo TTXVN)