Giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các bộ sách giáo khoa cuối cùng theo chương trình phổ thông mới

T.H (theo VTC News) 05/01/2024 20:20

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hoàn thành việc phê duyệt sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, áp dụng từ năm học 2024 - 2025.

Bộ trưởng GD&ĐT vừa ký quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 5, 9, 12 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2024 - 2025.

Với chủ trương "một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa", bỏ độc quyền xuất bản, sách hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu triển khai từ năm 2020 với ba bộ: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều.

Hiện, học sinh lớp 5, 9, 12 là lứa cuối cùng trên cả nước học sách giáo khoa thuộc chương trình giáo dục phổ thông cũ. Bắt đầu từ năm học 2024-2025, chương trình mới sẽ triển khai đến các lớp 5, 9 và lớp 12. Đây cũng là những bộ sách giáo khoa cuối cùng theo chương trình phổ thông mới được phê duyệt và đưa vào dạy học.

Với lớp 12, danh mục gồm 39 sách giáo khoa của các môn học, hoạt động giáo dục. Đây là các sách giáo khoa mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Danh mục sách giáo khoa lớp 12 được phê duyệt cụ thể như sau:

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 1

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 2

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 3

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 4

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 5

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 6

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 7

Với lớp 9, danh mục gồm 48 sách giáo khoa của 10 môn học, hoạt động giáo dục. Đây là các sách giáo khoa mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Huế, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm... được biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Danh mục sách giáo khoa lớp 9 được phê duyệt cụ thể như sau:

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 8

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 9

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 10

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 11

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 12

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 13

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 14

Với lớp 5, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phê duyệt 21 đầu sách giáo khoa. Các đầu sách này đều thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cụ thể như sau:

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 15

Bộ GD&ĐT phê duyệt các bộ SGK cuối cùng theo chương trình phổ thông mới - 16

Theo quy định mới của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2024 - 2025 trở đi, mỗi trường sẽ thành lập một hội đồng lựa chọn sách riêng thay vì căn cứ vào kết quả lựa chọn chung của UBND tỉnh như các năm học trước.

Hội đồng lựa chọn sách do hiệu trưởng thành lập. Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Căn cứ vào kết quả của các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các trường tại địa phương.

UBND cấp tỉnh phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30/4 hàng năm.

Trong 3 năm học qua 2021, 2022, 2023, hội đồng chọn sách do UBND tỉnh thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến. Tuy nhiên việc chọn sách thời gian qua vấp phải nhiều sự phản đổi của giáo viên, chuyên gia.

Trong kỳ họp 5 Quốc hội khoá XV, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, "có tình trạng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc chọn sách giáo khoa". Bà đã đề xuất giao cho các nhà trường, giáo viên quyền lựa chọn sách, thay vì UBND cấp tỉnh.

T.H (theo VTC News)
(0) Bình luận
Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt các bộ sách giáo khoa cuối cùng theo chương trình phổ thông mới