Bệnh đau mắt đỏ chưa có dấu hiệu giảm

07/09/2010 04:06

Đó là khẳng định của Bệnh viện Mắt Trung ương. Điều đáng lo ngại làkhi mùa tựu trường đã đến, số học sinh, sinh viên nhập học nhiều... thìnguy cơ lây lan dịch trên diện rộng là rất lớn.

Thống kê cho thấy, từ trung tuần tháng 8 đến nay, BV Mắt Trung ương đã khám và điều trị gần 10 nghìn bệnh nhân đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc cấp). Địa phương có số người mắc bệnh nhiều nhất là Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên...



Khi bị đau mắt đỏ nên đến các cơ sở y tế để được khám

 và điều trị nhằm tránh tai biến

Nguy hiểm vì tự mua và điều trị tại nhà

Bệnh viện Mắt Hà Nội và 29 Trung tâm y tế quận, huyện của Hà Nội nhữngngày này cũng trong tình trạng quá tải, 40-50 trường hợp bị viêm kếtmạc đến khám và điều trị mỗi ngày.


Theo các bác sĩ BV Mắt Trung ương, phần lớnbệnh nhân vào Viện đều trong tình trạng mắt đã có biến chứng như sưnghúp, đỏ sọng, thị lực giảm, hạch nổi cộm ở cổ và góc hàm...  Nguyênnhân là do bệnh nhân đã tự mua và dùng thuốc tại nhà... Nhiều người khinhỏ thuốc được 2 ngày, hai mắt càng đau nặng và phù căng, mọng nước.Nhiều cháu bé vào viện khi mắt xuất huyết, gây khó khăn cho việc điềutrị. Theo bác sĩ Hoàng Cương- Phó trưởng phòng Quản lý khoa học đàotạo- BV Mắt Trung ương, hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc màkhi đau mắt người bệnh thường tự mua về dùng có chất kháng viêm gâymiễn dịch mắt Corticodes như Dexacol, Neodex, Maxitrol, Cebedexacol,Clodexa, Nemydexa, Dexaclor, Polydexa... Đây là những loại thuốc tuyệtđối không được dùng khi bị đau mắt đỏ. Nếu dùng nhiều, kéo dài  sẽ làmđục thủy tinh thể, tăng nhãn áp dẫn đến mù lòa.  Điều khiến các bác sĩlo ngại là nhiều bệnh nhân đến viện khi mắt chuyển từ viêm kết mạc cấp,sang giai đoạn viêm giác mạc. Thời gian điều trị cho những bệnh nhânnày thường kéo dài hàng tháng, thị lực hồi phục chậm, thường có dichứng sẹo giác mạc do biến chứng viêm giác mạc. Đặc biệt có những bệnhnhân bị thiên đầu thống (glocôm)- một biến chứng nặng do  lạm dụngthuốc, xông mắt bằng lá trầu không, bạc hà hay những loại lá có tinhdầu. Với những bệnh nhân này, tuy chưa phẫu thuật, nhưng phải dùngthuốc suốt đời nhằm tăng chức năng thị giác và hạ nhãn áp...
Thực tế đau mắt đỏ thường do virut Adeno hoặccác loại vi trùng như: tụ cầu, liên cầu, lậu cầu... Bệnh lây từ ngườinày sang người khác, qua hô hấp, tiếp xúc, nguồn nước ô nhiễm và điềukiện vệ sinh kém và dễ lây lan thành dịch. Khi mắc, người bệnh có triệuchứng hai mắt cộm, ngứa, nhiều nhử, sưng to, họng đau, hai góc hàm nổihạch. Một số trường hợp có triệu chứng như viêm họng. Người bệnh thườngđau một mắt, 1-2 ngày sau đau nhức lan sang mắt bên kia, nhất là khi ranắng. Bệnh nhân có thể bị đau mắt đỏ sau khi bị nhiễm khuẩn đường hôhấp trên hay tiếp xúc với ai đó bị đau mắt đỏ. Bệnh lây truyền theođường hô hấp, nước bọt, dùng chung khăn và chậu rửa mặt, dùng chungbát, đĩa, thìa, điện thoại, máy tính, ... Với những trường hợp nhẹ,điều trị sớm và tích cực thì sau 5-7 ngày, bệnh sẽ khỏi. Nếu điều trịkhông đúng thuốc, đúng cách, bệnh nặng hơn với biến chứng viêm loétgiác mạc, thị lực giảm.
Tuân thủ cách điều trị đúng

Hiện nay việc điều trị đau mắt đỏ chủ yếu bằng các loại thuốc nhỏ mắtthông thường như Chloramfenicol 0,4% (mỗi ngày 4 lần), Cloraxyl,  thuốcmỡ Tetracylin 1% (tra tối 1-2 lần trước khi ngủ). Ngoài ra dùng thêmthuốc kháng sinh Ampicillin, Penicilin để chống bội nhiễm và VitaminB1, C, dầu cá nâng cao  sức đề kháng. Hàng ngày rửa mắt bằng nước sạchhoặc nước muối sinh lý  Nacl  9%, đeo kính râm, khẩu trang tránh bụi.
Để phòng bệnh, mọi người cần giữ vệ sinh mắt, đeo kính bảo vệ khi đi bơi, không dùng chung khăn mặt....
Những người làm việc hàng ngày trong môitrường có nhiều bụi hoặc đi ra ngoài đường về nên nhỏ ngay nước muốisinh lý Nacl để ngừa bệnh. Khi bị đau mắt, người bệnh không được dụimắt, không băng kín mắt vì xuất tiết dử mắt ứ đọng lại, nhiệt độ vùngmắt tăng khiến cho vi khuẩn càng có cơ hội phát triển mạnh, không đượctự ý mua thuốc nhằm  tránh tai biến. Nên nhỏ thuốc hàng ngày theo đơncủa bác sĩ chuyên khoa. Hạn chế đọc sách báo, xem ti vi và dùng cácthức ăn đồ uống cay nóng, rượu bia ... Khi bị đau mắt, nếu chưa có điềukiện đến viện, người bệnh có thể áp dụng phương pháp dân gian sau. Dấpcá: dùng cả cây tươi, rửa sạch, ngâm nước muối, giã nhuyễn, cho vàomiếng gạc sạch (gạc y tế) đắp mắt khi ngủ. Dành dành: một nắm lá tươi,rửa sạch, ngâm nước muối loãng, giã nhỏ. Sau đó cho vào miếng gạc khửtrùng, đắp lên mắt khi đi ngủ.
Để giảm chói nhức khi ra ánh sáng, người bệnhnên dùng kính râm che mắt. Người bệnh tuyệt đối dùng riêng khăn và chậurửa mặt, tránh nơi đông người. Những người dân sống hoặc làm việc trongmôi trường nước và không khí ô nhiễm( sau bão lũ), nhiều bụi, khi đi rangoài đường về nên nhỏ ngay nước muối sinh lý Nacl để ngừa bệnh.

(Theo Đại đoàn kết)


(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bệnh đau mắt đỏ chưa có dấu hiệu giảm