Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 27-11, Kỳ họp thứ 10, QH khóa XIII đã họp phiên bế mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Toàn cảnh phiên bế mạc. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu Quốc hội nhấn nút thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Ảnh: TTXVN
TTXVN - TT Ý kiến cử tri VŨ VĂN VỞ NGUYỄN ĐỨC CHÍNH HOÀNG THỊ NẾT
Có chế tài buộc những người nắm giữ thông tin cung cấp thông tin
Tại khoản 2, điều 1 Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) điều chỉnh việc TCTT đã được quy định trong các văn bản pháp luật khác như thông tin thuộc bí mật Nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh; thông tin về sở hữu trí tuệ; thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử... Trên thực tế, có thông tin không thuộc danh mục bí mật, nhưng cơ quan nhà nước không thông tin hoặc thông tin không đầy đủ cho người dân mà không có biện pháp nào buộc người nắm giữ thông tin phải cung cấp. Tôi nghĩ Luật TCTT sau khi ban hành sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề do cuộc sống đặt ra. Tình trạng không công khai hoặc thông tin không đầy đủ nhiều vấn đề ở một số địa phương dẫn tới khiếu kiện, tố cáo cần phải chấm dứt. Trên thực tế, thực hiện quyền được thông tin và các quy định của pháp luật về quyền được thông tin ở nước ta hiện nay còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Do đó, việc xây dựng, ban hành Luật TCTT là cần thiết nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chung bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đồng thời phù hợp với các yêu cầu mới do Hiến pháp năm 2013 đặt ra. Tôi hy vọng Luật TCTT sẽ có những quy định cụ thể, tạo cơ chế ràng buộc đối với những người nắm giữ thông tin thực hiện đúng chức trách, công khai, minh bạch thông tin, hạn chế tối đa những hệ lụy không mong muốn.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Mọi công dân có thể tiếp cận thông tin
Khoản 1, điều 1 và điều 2 của Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) quy định đối tượng được thực hiện quyền TCTT là công dân. Đồng thời, tại điều 32 cũng quy định người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Theo tôi, dự thảo không nên chỉ quy định gói gọn là công dân mà phải là bất kể chủ thể nào như cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các hiệp hội, cơ quan nhà nước, hộ gia đình, HTX, miễn là không làm phương hại đến các quan hệ xã hội mà Nhà nước bảo vệ. Trong lĩnh vực kinh tế, việc tăng cường và mở rộng thông tin sẽ giúp nâng cao tri thức, có thể đem đến cơ hội, sự chuyển biến cơ bản trong sản xuất, kinh doanh. Tăng cường TCTT cũng đồng thời giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Như vậy, mọi doanh nghiệp sẽ có cơ hội như nhau trên thị trường, giảm thiểu được cơ chế "xin - cho" trong lĩnh vực thông tin, bảo đảm một môi trường kinh doanh minh bạch, ngăn chặn tham nhũng. Tôi cũng đề nghị luật cần quy định cụ thể các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tất cả mọi hoạt động và công khai, minh bạch (trừ những thông tin mật) để mọi chủ thể có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng. Từ cơ chế bảo đảm quyền TCTT sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả từ công chúng, các doanh nghiệp, hiệp hội... với các hoạt động của cơ quan công quyền giúp những cơ quan này hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ trong lĩnh vực thuế, việc công khai minh bạch thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn khi nộp thuế, kịp thời nêu những khó khăn, vướng mắc, từ đó cơ quan thuế có thể cân nhắc, lựa chọn, đưa ra những quyết định đúng đắn, tăng hiệu quả của chính sách.
Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đức Chính, TP Hải Dương
Tạo thuận lợi cho báo chí tiếp cận thông tin
Dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (TCTT) quy định rõ, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật cho cơ quan thông tin đại chúng. Đối với những thông tin liên quan tới lợi ích cộng đồng thì cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện công bố công khai rộng rãi. Tôi rất tán thành với điều này vì sẽ tạo điều kiện cho báo chí hoạt động thuận lợi. Tuy nhiên, trên thực tế, báo chí khó tiếp cận thông tin trong một số vấn đề, nhất là những vấn đề mang tính "nhạy cảm" của xã hội. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp mà báo chí tìm đến đều né tránh hoặc nêu những lý do như tài liệu có dấu mật, cán bộ bận họp hoặc đang ở nước ngoài... nên không cung cấp thông tin cho báo chí.
Theo tôi, để báo chí là một kênh TCTT quan trọng của người dân thì luật cần phải bảo vệ quyền TCTT của báo chí cũng như bảo vệ quyền TCTT của công chúng. Theo tôi, luật phải được xây dựng trên quan điểm bảo vệ và tạo điều kiện cho các cơ quan thông tin TCTT (trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư…). Vì thế, cần quy định cụ thể loại thông tin, tài liệu nào được công khai, loại tài liệu nào thuộc tài liệu mật không được phép công khai. Không thể để tình trạng khi ai đó không muốn cung cấp thông tin thì lại đóng dấu coi đó là tài liệu mật hoặc viện cớ để từ chối cung cấp thông tin. Đồng thời, phải có chế tài thích đáng đối với các vi phạm trong thực thi trách nhiệm công khai minh bạch và cung cấp thông tin cho báo chí.
Đài Phát thanh huyện Thanh Miện