Song không có người trông cháu nên bà không đi buộc lúa lên được.
Sau đó lúa lại bị bệnh đạo ôn, phải phun thuốc gấp, bà đành gửi cháu sang nhà bà Vân bên hàng xóm để đi mua thuốc sâu rồi định đến thuê chú Bình phun cho.
Bà Vân biết chuyện, khuyên:
- Chú Bình thì phun cẩn thận rồi. Nhưng lúa nhà bà đang đổ, lại đang chín, chỉ chừng mười lăm ngày nữa được gặt thì không nên phun, lúc ăn gạo nguy hiểm lắm.
- Mười lăm ngày nữa cơ mà, rồi còn vỏ bên ngoài. Với lại lúc gặt thì thuốc cũng bay hơi hết rồi.
Nghe bà Bốn nói xong, bà Vân giảng giải:
- Thuốc sâu ngấm lâu, phải qua hai nhăm ngày mới an toàn bà ạ! Loại thuốc đạo ôn này độc tố mạnh, mùi nặng hơn các loại thuốc khác. Phun thế thì lúc xát gạo nấu cơm, có khi vẫn còn mùi đấy. Gạo không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đâu bà ạ!
- Chẳng lẽ cứ để cho sâu bệnh ăn hỏng hết cả ruộng lúa sao?
- Phun chứ nhưng cần có phương pháp, phải đầu tư công sức thì mới bảo đảm tối đa cho thóc an toàn.
- Cách nào hả bà?
- Lúa vào hạt nặng bông vừa đổ, bà phải đi buộc lúa đứng lên, rồi phun thuốc vào thân cây lúa, tránh cho bông bị dính nhiều thuốc. Cũng phải làm nhanh kẻo chúng ăn tới bông lúa thì bệnh nặng lại không áp dụng được phương pháp này. Dù sau này mình ăn hay bán cho khách hàng cũng phải cẩn thận, bát cơm, bát lộc mà. Bà cứ đi buộc lúa đi, để thằng Tý đấy tôi trông cho.
- Vâng, thế bà giúp em...
THU NGUYỄN