Do ảnh hưởng của bão số 10, từ ngày 15 đến 16.9, các khu vực Hải Dương có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.
Bão số 10 với gió giật cấp 15 đang tiến nhanh vào miền Trung
8 giờ sáng nay 14.9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh có công điện yêu cầu các ngành, các địa phương chủ động các biện pháp ứng phó với bão số 10.
Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của bão số 10, từ ngày 15 đến 16.9, các khu vực Hải Dương có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to. Gió cấp 4, cấp 5, giật cấp 6 - 7. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 50 – 100 mm.
Để chủ động ứng phó với các tình huống do bão số 10 gây ra, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, lũ để chủ động phòng chống, triển khai ngay phương án đối phó; chú ý chống úng cho lúa mùa, rau màu vụ hè thu ở các vùng thấp, trũng và các khu vực nuôi thủy sản tập trung; lên phương án bảo đảm an toàn cho các hộ nuôi cá lồng trên sông, các công trình, nhà cửa... xung yếu.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, kiểm tra các công trình đê, kè, cống, đặc biệt là các công trình trọng điểm phòng chống lụt bão, các vị trí công trình đê điều, bãi sông đang bị sạt lở chưa được xử lý, các điểm xung yếu trên hệ thống đê Bắc Hưng Hải, các công trình đang thi công để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Hải Dương, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, Công ty CP Quản lý công trình đô thị Hải Dương phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã, thành phố triển khai phương án phòng chống úng khi có mưa bão. Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương kiểm tra công trình điện, có phương án ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm để phục vụ tiêu úng.
Thị xã Chí Linh, huyện Kinh Môn kiểm tra, rà soát, cảnh báo các khu vực trọng điểm về lũ quét, sạt lở đất. Thực hiện phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất; bảo đảm an toàn hồ đập, khu vực mỏ khai thác đá, đất sét. Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa, bão, lũ để báo cáo kịp thời lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố để chủ động chỉ đạo đối phó, khắc phục hậu quả. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh bám sát địa bàn được phân công, tăng cường kiểm tra và chỉ đạo việc triển khai công tác đối phó, khắc phục hậu quả mưa, úng, lũ...
Bão giật cấp 15 tiến vào Hà Tĩnh - Quảng Bình Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 14.9, vị trí tâm bão số 10 ở vào khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình khoảng 530km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100 đến 135 km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 12 giờ tới, bão số 10 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20- 25km và còn mạnh thêm. Đến 1 giờ ngày 15.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15. Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến khoảng trưa đến chiều 15.9, bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị gây gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15, sau đó suy yếu dần. Đến 13 giờ ngày 15.9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100 đến 135 km/giờ), giật cấp 15. Do ảnh hưởng của bão, từ chiều 14.9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió mạnh dần lên cấp 6-7, đêm gió mạnh cấp 8-9. Gần sáng và ngày 15.9 tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần bão đi qua cấp 12-13, giật cấp 15, biển động dữ dội (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 4). Ven biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình nước dâng bão có khả năng cao trên 1m, riêng khu vực ven biển Thanh Hóa đến Hà Tĩnh khoảng 2m. Từ sáng 15.9, trên đất liền ven biển các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh dần lên cấp 7-8, gần trưa và chiều tăng lên cấp 9-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-12, giật cấp 15; các khu vực sâu hơn trong đất liền có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Khu vực ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; ven biển các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 (cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3). Từ nay đến hết đêm 15.9, ở các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Nghệ An có mưa to đến rất to (100-300mm), riêng Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nơi trên 400mm. Từ ngày 15 đến hết 16.9, ở Thanh Hóa, các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình và Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to (50-150mm, có nơi trên 200mm). |
Bão số 10 là bão mạnh nhất trong 10 năm qua Bão số 10 có tên quốc tế là Doksuri đang hướng thẳng vào nước ta, rủi ro thiên tai cấp 4, chỉ sau cấp độ thảm hoạ. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh bão số 10 dự báo là cơn bão mạnh nhất 10 năm qua. Phiên họp trực tuyến triển khai công tác ứng phó với bão số 10 sáng 14.9 Sáng 14.9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì phiên họp trực tuyến cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 10. Điểm cầu Hải Dương Bão mạnh cấp 15, giật cấp 17 Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết bão số 10 đang hướng thẳng vào nước ta, hoàn lưu bão rộng tới trên 500km2. Đến chiều 13-9, cấp độ rủi ro thiên tai của cơn bão này đã lên đến cấp 4 trong số 5 cấp độ, chỉ sau cấp thảm hoạ. Ông Hoàng Đức Cường, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết, cho đến 7h sáng nay 14-9, tâm bão cách điểm gần nhất đất liền nước ta là Đà Nẵng khoảng 500km, cách Hà Tĩnh 700km, bão cấp 11, giật cấp 14. "Qua theo dõi của các đài dự báo trên thế giới về vị trí di chuyển, đổ bộ, cơ quan dự báo của Trung Quốc cho rằng bão mạnh lên cấp 15, Hong Kong cũng cho rằng bão mạnh cấp 15, Hoa Kỳ cho rằng bão mạnh cấp 15 và giật cấp 17" - ông Cường nói. Theo dự báo, bão số 10 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, hướng về bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình và có xu hướng mạnh lên. Khi tiệm cận bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình, bão cấp 11, có thể giật tới cấp 15. "Khoảng chiều tối mai 15.9 bão sẽ đổ bộ vào các khu vực kể trên nhưng trước đó có thể chịu ảnh hưởng từ gió giật. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là những vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp, bão cấp 11, giật tới cấp 15" - ông Cường cho biết. Cơn bão này sẽ gây ra lượng mưa rất lớn. Từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi có thể mưa đến 300mm. Dự báo suốt từ Quảng Ninh cho đến Quảng Bình có thể nước biển dâng tới 1m, có nơi dâng tới 2-3m. Ông Hoàng Đức Cường, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương: Các đài dự báo trên thế giới cho rằng bão Doksuri có thể mạnh lên cấp 15
Thiếu tướng Nguyễn Văn Nam: Nếu làm tốt chằng chống nhà cửa, bão vào sẽ giảm được thiệt hại
Người dân TP Vinh, Nghệ An cắt tỉa cây cối phòng chống bão số 10 sáng 14.9
Tại Quảng Trị, ông Nguyễn Đức Chính, chủ tịch UBND tỉnh cho biết đã quyết định cho học sinh tất cả các trường nghỉ học từ chiều 14.9 Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Thừa Thiên - Huế cho biết toàn bộ 688 tàu thuyền của tỉnh đến 10h sáng nay sẽ về nơi trú ẩn, và tổ chức cấm biển. Tỉnh đã lên kế hoạch sơ tán gần 27.000 hộ dân vùng có khả năng ảnh hưởng nặng. Các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh cũng đã mở toàn bộ cửa van để nước lũ tràn tự do. Ba hồ chứa lớn nhất trên lưu vực sông Hương đã chuẩn bị dung tích hơn 496 triệu m3 để chứa lũ. Ông Trần Quang Hoài, tổng cục trưởng Tổng cục phòng chống thiên tai, cảnh báo khi bão đổ bộ chiều tối 15.9, thuỷ triều ở khu vực cửa Hội (Nghệ An - Hà Tĩnh) có thể dâng khoảng 1,8-2m, có nguy cơ đe dọa đê biển, nhất là những điểm xung yếu. "Không cho phép chủ quan" Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu công tác dự báo tiếp tục bám sát hơn, đưa ra các cảnh báo sát với thực tiễn để tổ chức ứng phó hiệu quả với cơn bão lớn này. "Hiện việc quan trọng nhất là an toàn trên biển. Đến giờ đã kêu gọi được 70.000 phương tiện ra khỏi vùng nguy hiểm, nhưng vẫn còn 3 phương tiện chưa nhận được thông tin, cần tìm mọi cách liên lạc với 3 phương tiện này. Cố gắng cao nhất để không xảy ra thiệt hại về người và tài sản" -bộ trưởng nhấn mạnh. Một cửa hàng ở Cửa Hội, Nghệ An dọn đồ chạy bão số 10. Tại Cửa Hội, Cửa Lò lúc này đã có mưa rất to
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường sẽ vào Quảng Bình trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 10
|
PV