Bán bản quyền ca khúc: Chọn lý hay tình ?

24/05/2021 14:37

Câu chuyện mua độc quyền ca khúc của Nathan Lee với các nhạc sĩ như Nguyễn Văn Chung, Khắc Việt gần đây trở nên thu hút không chỉ bởi liên quan đến tình - tiền mà còn cho thấy quan điểm về bản quyền của mỗi nghệ sĩ.

Bấy lâu nay, trong khi việc xài "chùa" các ca khúc khiến nhiều nhạc sĩ "nhức nhối" vì bị xâm phạm về bản quyền tác giả thì sự việc mua ca khúc độc quyền của ca sĩ Nathan Lee lại đưa đến những ý kiến trái chiều từ chính các tác giả.

Việc mua bán này có lẽ sẽ không có gì ầm ĩ nếu không phải vì Nathan Lee lại chọn mua những ca khúc đã là "hit" của một ca sĩ khác và hành động này được cho là anh đang "chặn đường" sự nghiệp của họ.

Cũng vì lý do này, mà người trong cuộc - các tác giả được hỏi mua bài đều lên tiếng.

Như nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung, anh giải thích việc mình "bán bài đã từng độc quyền cho ca sĩ khác là có tham tiền và thiếu tình cảm hay không?" rất chi tiết.

Trong đó, anh nói về thời hạn độc quyền của mỗi một ca khúc là do thỏa thuận giữa tác giả và ca sĩ (có thể vài năm hoặc hết đời). Hết thời hạn đó, các ca sĩ khác có quyền mua lại ca khúc đó hoặc tác giả có quyền khai thác tác phẩm theo ý mình muốn. Tuy nhiên, việc mua lại này chưa có tiền lệ.

Theo lý giải này, có thể hiểu Nathan Lee là người đầu tiên tạo ra tiền lệ này và vô hình trung anh đưa các tác giả vào thế "khó xử". 

Bán bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, bán bản quyền ca khúc, bản quyền ca khúc, bản quyền, bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, luật bản quyền, luật bản quyền âm nhạc
Các nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận - Nguyễn Văn Chung - Khắc Việt

"Vì sao chưa có tiền lệ? Vì họ ngại, họ sợ không vượt qua được thành công bài gốc, họ sợ bị khán giả so sánh với bài cũ, vì họ tiếc tiền mua 1 bài đã từng được 1 ca sĩ khác hát, thay vì vậy, họ chỉ bỏ ra 2 triệu để được tác quyền, nghĩa là được hát cùng nhiều người mua tác quyền khác" - nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết thêm.

Vì thế, anh khẳng định, việc mình đã bán ca khúc độc quyền thì có thể bán độc quyền tiếp sau khi hết thời hạn và đó là cách làm việc chuyên nghiệp mà vẫn có tình người.

Nguyễn Văn Chung còn cho thấy anh là người thực tế khi xác định nhạc sĩ cũng là một nghề và việc tạo ra sản phẩm thì phải biết kinh doanh sản phẩm đó. Nên với anh, bán tác phẩm để thu lại lợi nhuận không thể gọi là tham tiền hay thiếu tình cảm được. Nhất là khi anh còn phải lo cho gia đình và tương lai của các con.

Để mua bản quyền bài hát, bạn cần dựa trên một số điều khoản cơ bản theo Khoản 1 Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.


Trong khi đó, đăng dòng thông tin để quảng cáo cho MV mới của mình với nội dung: "Giữa cuộc sống hiện đại này, tất cả mọi thứ đều có thể trả giá bằng tiền, kể cả "tình yêu". Vấn đề duy nhất là bạn có tiền hay không?" thì nhạc sĩ Khắc Việt cũng đã lên tiếng khi Nathan Lee hỏi mua ca khúc của anh (Yêu thương quay về và Bình yên nhé).

Quan điểm của Khắc Việt: vấn đề không phải là tiền mà là rất nhiều tiền và anh sẽ bán khi đạt được các thỏa thuận về mặt thương mại do mình đề ra. Tuy nhiên, từ trước đến nay anh không có "khái niệm" bán ca khúc độc quyền.

Bán bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, bán bản quyền ca khúc, bản quyền ca khúc, bản quyền, bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, luật bản quyền, luật bản quyền âm nhạc
Quan điểm của nhạc sĩ Khắc Việt

Ngược với quan điểm của hai tác giả trên, nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận cho rằng về lý, tác giả có quyền bán tác phẩm. Nhưng sau đó, anh phân tích làm sao để bán được sản phẩm mà vẫn trọn vẹn được cả tình lẫn lý.

Bán bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, bán bản quyền ca khúc, bản quyền ca khúc, bản quyền, bản quyền ca khúc chọn lý hay tình, luật bản quyền, luật bản quyền âm nhạc
Quan điểm của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Thuận 

Như vậy, về lý cả người mua và người bán không sai khi ai cũng tuân thủ pháp luật. Còn về tình, phần lớn sẽ tùy thuộc vào mức độ quan hệ cá nhân cũng như quan điểm nhân sinh và nghề nghiệp của mỗi người.

Song, cũng nhờ sự việc trên mà công chúng cũng như những ai quan tâm đến lĩnh vực này có thêm những thông tin thiết thực hơn về việc mua - bán ca khúc, trong đó có ca khúc độc quyền.

Đó là khía cạnh tích cực khi nhìn vào sự "lộn xộn" trong hoạt động bản quyền nói chung và bản quyền âm nhạc nói riêng.

Khi mua bản quyền bài hát, bạn sẽ có được những quyền theo luật định là quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

Cụ thể quyền tài sản là:

- Làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

- Sao chép tác phẩm;

- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Theo Thể thao & Văn hóa

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bán bản quyền ca khúc: Chọn lý hay tình ?