ASEAN là một trong các đốitác thương mại quan trọng hàng đầu giúp nềnkinh tế Việt Nam duy trì tăng trưởng trong nhiều nămqua.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bộtrưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng có bài viết nhìn lại quá trình phát triển củaHiệp hội và chặng đường 17 năm tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập từ năm 1967 hiện bao gồm10 quốc gia là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Qua 45 năm phát triển,ASEAN đang khẳng định là một trong những hình mẫu hợp tác khu vực thành côngtrên thế giới, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Năm 2008, việc Hiến chươngASEAN có hiệu lực, trong đó khẳng định lại mục tiêu thiết lập Cộng đồng ASEANdựa trên ba trụ cột là chính trị- an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, đã đánhdấu một mốc quan trọng, xác lập rõ ràng hơn tính pháp lý của ASEAN.
Qua 45 năm hình thành và phát triển, hợp tác kinh tế là lĩnh vực mà ASEAN đãđạt được mức độ hội nhập sâu, rộng nhất. Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN(AEC) là sự tiếp nối của các chương trình hợp tác kinh tế nội khối ASEAN. Hiệpđịnh thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)và Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS) cùng với hàng trăm biệnpháp trong Kế hoạch Tổng thể Thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2015 đãtừng bước tạo nên một Cộng đồng Kinh tế phát triển năng động hàng đầu trên thếgiới.
Trọng tâm của AEC là phát triển kinh tế khu vực dựa trên sự kết nối sức mạnhcủa thị trường 10 nước ASEAN với khoảng 600 triệu người tiêu dùng và tổng GDPhơn 1.850 tỷ USD. Với việc thực hiện AEC, ASEAN muốn xâydựng một cấu trúc liên kết kinh tế ở mức cao, dựa trên sự hội tụ mạnh mẽ chínhsách, luật lệ và quy định liên quan đến thương mại và đầu tư.
Cụ thể, AEC sẽhướng tới việc đưa ASEAN thành (i) một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất;(ii) một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; (iii) một khu vực phát triểnkinh tế cân bằng; (iv) một khu vực hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Chotới nay, mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thốngnhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh, bao gồm năm yếu tố cơ bản: (i) tự do lưuchuyển hàng hóa; (ii) tự do lưu chuyển dịch vụ; (iii) tự do lưu chuyển đầu tư;(iv) tự do lưu chuyển vốn; và (v) tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng.
AEC đượckỳ vọng sẽ đưa ASEAN thành một khu vực kinh tế liên kết chặt chẽ, tạo thuận lợicho quá trình phát triển năng động, ổn định, tăng cường khả năng cạnh tranh, quađó đem lại sự thịnh vượng kinh tế cho các nước thành viên. Thị trường và cơ sởsản xuất thống nhất của ASEAN sẽ không chỉ là một thị trường hàng hóa và dịch vụthông suốt mà còn là một sự liên kết chặt chẽ và hài hòa của các nhà sản xuất,với các rào cản cho các nhân tố đầu vào quan trọng của sản xuất được giảm thiểutối đa, qua đó bảo đảm hiệu quả sản xuất cao, chi phí sản xuất giảm và tính cạnhtranh cao của hàng hóa sản xuất tại ASEAN.
Với những mục tiêu đã đặt ra nhằm hiện thực hoá AEC, các nước thành viênASEAN sẽ có những lợi ích như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việclàm hơn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn, phân bổ nguồnlực tốt hơn, và kết quả là tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh, đạttính kinh tế theo quy mô và nền sản xuất gắn kết hơn. Các nước ASEAN cũng sẽtăng cường hơn sự tham gia vào chuỗi sản xuất và giá trị toàn cầu và hưởng lợihơn từ thương mại và đầu tư nội khối, áp dụng thực tiễn sản xuất tốt nhất vàtiêu chuẩn quốc tế, bảo hộ sở hữu trí tuệ, thu hút FDI, công nghệ, năng lựcnghiên cứu và phát triển (R&D). AEC cũng đặc biệt chú trọng thúc đẩy mục tiêuthu hẹp khoảng cách phát triển, là lĩnh vực mà Việt Nam đặc biệt chú trọng.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 19 vào năm 2011 tại Bali, Indonesia, cácnhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua “ Khuôn khổ phát triển công bằng trong ASEAN:Các nguyên tắc về tăng trưởng đồng đều và bền vững,” đề ra các nguyên tắc,định hướng lớn của ASEAN trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nướcthành viên. Thông qua “tiếng nói ASEAN,” mỗi nước thành viên sẽ có vị thế lớnhơn trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Cho tới nay, ASEAN đã thực hiện được gần 70% số biện pháp đề ra trong Lộtrình tổng thể. Cả 12 lĩnh vực thuộc AEC do các cơ quan chuyên ngành như tàichính (kể cả hải quan), giao thông-vận tải, nông nghiệp, viễn thông, du lịch,khoa học-công nghệ, năng lượng-khoáng sản, hợp tác tiểu vùng, v.v triển khai đềuđã đạt được các kết quả quan trọng. Các kết quả nổi bật là thực hiện đầy đủ Hiệpđịnh thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA),Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN (AFAS), triển khai Kế hoạch tổng thểvề kết nối ASEAN, hợp tác giao thông-vận tải, thuận lợi hóa thương mại (kể cả cơchế một cửa ASEAN).
Điểm đặc biệt trong nội dung xây dựng AEC là ASEAN sẽ không chỉ chú trọng vàocác biện pháp liên kết nội khối mà còn bao gồm cả Nhóm các biện pháp hội nhậpASEAN với nền kinh tế toàn cầu. Nội dung này phản ánh một thực tế khách quan làASEAN đang là một bộ phận năng động, hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu.AEC là tâm điểm giao thoa của hàng chục thỏa thuận thương mại song phương và đaphương khác mà ASEAN đang triển khai hoặc tham gia đàm phán như Trung Quốc, NhậtBản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ. Sự thực, AEC đang xác lập ví trị“trung tâm của ASEAN” trong cấu trúc kinh tế khu vực và toàn cầu.
Hiện nay,ASEAN đang triển khai Khuôn khổ chung ASEAN về Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP)nhằm tạo ra một khuôn khổ hợp tác chung giữa ASEAN và các đối tác, đặc biệt làcác nước trong khu vực Đông Á. Như vậy, sự thịnh vượng của AEC chỉ thực sự vữngchắc nếu như AEC tạo được mối liên kết hài hòa giữa hợp tác nội khối và giữaASEAN với các đối tác ngoài khối.
Với những thực tế trên, AEC đã trở thành mục tiêu hợp tác kinh tế cốt lõi củaASEAN, đóng vai trò xương sống trong nỗ lực liên kết ASEAN. ASEAN sẽ trở thànhmột thị trường chung, một không gian sản xuất thống nhất, nhằm phát huy lợi thếchung của khu vực ASEAN, từng bước xây dựng một kinh tế mang tầm khu vực năngđộng, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung chonhân dân và quốc gia ASEAN.
Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong những trụ cột quan trọng trong tiếntrình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa,chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Về mặt kinh tế, AEC là một lựa chọn chínhsách mang tầm chiến lược của ASEAN nhưng xuất phát điểm là mong muốn hội nhậpkinh tế của mỗi thành viên, trong đó có Việt Nam. ASEAN là một trong các đốitác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua. Với lợi thếlà một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý, quan hệ thương mại giữaViệt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao.
So với năm 2003, thương mại hai chiều ASEAN và Việt Nam đã tăng gần 4 lần,đạt 35,3 tỷ USD vào năm 2011, ASEAN chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch thương mạicủa Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bìnhcủa Việt Nam sang ASEAN khoảng 23% và nhập khẩu là 19%. Trong nhiều năm, ASEANlà đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả EU, Nhật Bản, hay HoaKỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng từ 2,9 tỷ USD năm 2003 lêntới 14,1 tỷ USD năm 2011.
Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đang chuyển biến theo chiều hướngtích cực, được nâng cao cả về chất lượng và giá trị. Từ những mặt hàng nông sảnsơ chế và nguyên nhiên liệu như gạo, cà phê, cao su, dầu thô có hàm lượng chếtác thấp, nước ta đã xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp nhưlinh kiện máy tính, dệt may, nông sản chế biến, mỹ phẩm với giá trị cao và ổnđịnh. Việt Nam và các nước ASEAN khác cùng gia nhập các câu lạc bộ các nước xuấtkhẩu lớn nhất trên thế giới về gạo, cao su, cà phê, hạt điều, hàng dệt may.Trong quan hệ về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ASEAN là nguồn FDI lớn cho ViệtNam, đồng thời cũng là cầu nối cho nhiều khoản đầu tư của các công ty đa quốcgia có trụ sở tại ASEAN. Những thành viên ASEAN có vốn đầu tư lớn vào Việt Namlà Singapore, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC một cách chủ động vàtích cực. Cho tới nay, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho trên 10.000 dòng thuếxuống mức 0-5% theo ATIGA, chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế. Việt Namcũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các lĩnhvực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giaothông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chínhsách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một sốnước trong khối nhưng Việt Nam là một trong 4 thành viên ASEAN có tỷ lệ hoànthành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC.
Trong năm 2010, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, đặcbiệt trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện AEC. Tại Hội nghị Cấp cao ASEANlần thứ 16 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Việt Nam, các nhà Lãnh đạo ASEAN đãra “Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững” khẳng định quyết tâm củng cốvà xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015.
Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC đó là việc thay đổi và nângcao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC. Quảng bá vềAEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợiích lâu dài của AEC với cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước ASEAN đi đầutrong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình truyềnthông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực. Theo Sáng kiến củaViệt Nam, các nước ASEAN đã lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu quảcủa AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập.
Tăng cường hội nhập kinh tế, thông qua việc hình thành AEC, là định hướngthiết thực nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong thời gian tới, với tinh thầntích cực, chủ động hội nhập, Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy quá trình xâydựng Cộng đồng ASEAN, đặc biệt là Cộng đồng Kinh tế, coi đây là ưu tiên cao nhằmtạo lập nền tảng vững chắc, góp phần phát huy vai trò, vị thế của ASEAN.
Về mặt kinh tế, AEC đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức đối với nềnkinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta. Khi không còn những ngăn cách vềkhông gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEANthì bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư ASEAN nào đều có cơ hội như nhau trongviệc tận dụng và phát huy ưu thế của thị trường chung của 10 nước ASEAN. Quátrình xây dựng AEC sẽ giúp thay đổi dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi, hỗtrợ quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam.
Trong quá trình đó, vai trò định hướng của các cơ quan hoạch định chính sáchcũng rất lớn nhằm khuyến khích, tạo điều kiện để mọi doanh nghiệp trong nước tacó được sự định vị chắc chắn vị trí của mình trong chuỗi sản xuất chung của khuvực. Với sự chung sức của cộng đồng, sự quan tâm thỏa đáng của nhà nước, AECchắc chắn sẽ mang lại lợi ích đối với nền kinh tế Việt Nam.
(TTXVN)