Khi thông tin về việc mộthộ nuôi lợn rừng ở quận 12, TP Hồ Chí Minh có triệu chứng mắc bệnh tai xanh thì mọi ngườimới vỡ lẽ từ trước giờ chỉ tập trung chống dịch trên lợn nhà mà “quên”mất lợn rừng.
Trong cuộc chiến chống dịch tai xanh, các cơ quan chức năng tập trungvào việc dập dịch trên các đàn heo nhà mà chưa để ý đến đàn heo rừnghàng ngàn con đang được nuôi nhốt ở các trang trại trên địa bàn TP HCMvà Đồng Nai.
Các trang trại này là nơi cung cấp thịt heo rừng sống cho các quánnhậu, nhà hàng ở TP HCM và khu vực lân cận. Khi thông tin về việc mộthộ nuôi heo rừng ở quận 12, TP HCM có hai con heo rừng nuôi nhốt bịchết và hai con khác sốt cao, bỏ ăn (triệu chứng tai xanh), mọi ngườimới vỡ lẽ từ trước giờ chỉ tập trung chống dịch trên heo nhà mà “quên”mất heo rừng nuôi nhốt.
Heo rừng nuôi nhốt để cung cấp thịt cho nhà hàng |
Chiều 11-8, chúng tôi có mặt tại một quán nhậu ở khu vực Bàu Cát,Tân Bình, khách vào quán kêu món heo rừng xào lăn, heo rừng hấp… và ănmột cách ngon lành. Trong số những thực khách kêu món này, khi được hỏicó biết gì về việc heo rừng nuôi nhốt cũng có thể bị tai xanh không, họđều trả lời rất vô tư: không biết và cũng chẳng quan tâm đến việc thịtheo có được kiểm dịch hay chưa.
Không chỉ người tiêu dùng mà ngay cả chủ trang trại nuôi nhốt heo rừngcũng không quan tâm đến khả năng dịch tai xanh tấn công đàn heo của họ.Sáng 11/8, tại trại heo rừng P.H. (phường Phú Hữu, quận 9, TP HCM), khichúng tôi hỏi về vấn đề này, ông P.V.N. (chủ trang trại) bình thản:“Không có khả năng đó đâu. Với heo rừng, dịch tai xanh là bất khả xâmphạm”. Theo ông N, do thức ăn cho heo rừng nuôi chủ yếu là rau, củ, cámcông nghiệp chỉ hai kg một con một ngày nên khả năng tai xanh tấn cônglà… không thể. “Chúng tôi không dùng thuốc kích thích hay tăng trưởngthì làm gì vi-rút tai xanh gây hại đàn heo”, ông N. nói.
Trại P.H luôn có khoảng 200 con heo rừng nái và rất nhiều heo con. Trạinày còn là “trạm trung chuyển” thịt và giống heo rừng. Mỗi tháng trạiP.H cung cấp ba tấn thịt heo rừng cho một siêu thị lớn ở quận 2, TP HCMvà hàng trăm con heo rừng giống cho các trang trại khác.
Tương tự, bà T.L.T.T., giám đốc Công ty D.N, sở hữu một trang trại heorừng, tỏ ra rất... ngạc nhiên trước thông tin nhiều khả năng heo rừngbị dịch tai xanh lây nhiễm. Theo lý giải của bà T.: “Heo rừng suốt ngàylăn lộn với sình, da nó bẩn lắm chứ đâu sạch như heo nhà mà dễ bị nhiễmtai xanh”. Tại trại D.N có đến 300 con heo rừng đang được chăn nuôi.
Heo rừng cũng có thể nhiễm bệnh tai xanh |
Ông Nguyễn Trí Công, một chuyên gia chăn nuôi heo, cho biết bất kểlà heo rừng hay heo nhà nếu vi rút tai xanh tấn công đều mắc bệnh, tùytỷ lệ bệnh trong đàn ít nhiều mà thôi. “Nếu gặp vi-rút có độc lực caovà môi trường thích hợp, đàn heo sẽ mắc bệnh cho dù là heo rừng với đặctính sức đề kháng tốt”, ông nói. Ông Huỳnh Tấn Phát, Trưởng phòng Thốngkê Chi cục Thú y TP HCM, cho biết trước đây sau một đợt kiểm tra đãphát hiện một số thịt heo rừng đưa vào thành phố tiêu thụ mang mầm bệnhvirút tai xanh. Dịch tai xanh có thể lây nhiễm cho bất cứ loại heo nào.
Ông Lê Việt Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Đồng Nai chobiết, địa phương này chưa xảy ra dịch tai xanh ở trang trại heo rừngnuôi nhốt. Về việc kiểm soát nguồn bệnh lây lan qua heo rừng nuôi nhốt,ông Dũng cho rằng trước khi xảy ra dịch, Chi cục Kiểm lâm và Chi cụcThú ý đã có văn bản hướng dẫn phòng chống dịch đến các cơ sở chăn nuôigia súc, kể cả trang trại nuôi heo rừng.
Tuy nhiên, qua trao đổi, các chủ trang trại heo rừng đều khẳng định từkhi dịch tai xanh diễn ra chưa thấy cán bộ của các cơ quan chức năngđến khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch tai xanh.