Nhóm nghiên cứu từ New Hampshire, Mỹ, cảnh báo chất béo như “bữa trưa ngon miệng” với tế bào ung thư.
Các nhà nghiên cứu cho biết các tế bào ung thư hút chất béo từ máu làm nguồn dinh dưỡng cho khối u. Các tế bào ung thư vú có thể hấp thụ một lượng lớn chất béo có nguồn gốc từ các hạt giàu lipid được tìm thấy trong máu. Vì vậy, người mắc chứng béo phì có nguy cơ ung thư vú cao hơn người bình thường. Với người đã bị ung thư vú và đang điều trị, chứng béo phì sẽ làm kết quả điều trị xấu đi.
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Lipid vào tháng 12.2019. Ông William Kinlaw, Giáo sư danh dự tại Đại học Dartmouth, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Cơ chế mà chúng tôi tìm ra đã làm sáng tỏ sự liên kết trực tiếp giữa chất béo trong chế độ ăn uống và cơ chế phát triển khối u. Công trình mới của chúng tôi chứng minh rằng các tế bào ung thư vú có thể nhấn chìm một lượng lớn chất béo được tạo thành từ máu bằng cách sử dụng một cơ chế hấp thu hạt mỡ gọi là endocytosis của lipoprotein".
Các tế bào ung thư có thể hút chất béo từ máu, đó là 'bữa trưa miễn phí' cho khối u, nhà nghiên cứu cảnh báo |
Giáo sư William Kinlaw khẳng định, sự hấp thu chất béo dẫn đến việc tái lập trình trao đổi chất của các tế bào để tận dụng 'bữa trưa miễn phí'. Chất béo trong chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến điều trị ung thư.
Trước đó, Các nhà khoa học thuộc Đại học Maryland đã khảo sát ở 663 trẻ em từ 8-10 tuổi vào năm 2016 và đưa ra kết luận: Nếu ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất béo cao trong độ tuổi thiếu niên có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú,
Nhóm nghiên cứu từ New Hampshire, Mỹ, hy vọng khám phá mới của họ sẽ góp phầm tìm ra cách làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng tế bào ung thư có thể miễn dịch với các loại thuốc ngăn chặn tế bào tự sản xuất chất béo để phát triển.
Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo phụ nữ trên 20 tuổi nên tự kiểm tra ung thư vú để phát hiện ung thư sớm. Cách tự kiểm tra gồm bốn bước như sau:
Bước một: Bắt đầu bằng cách nhìn vào gương, hai cánh tay đặt trên hông và giữ vai thẳng. Bạn nên quan sát hai vú xem có vết lõm, nhăn nhúm, da phồng, đỏ, đau, phát ban hoặc thay đổi ở núm vú hay không.
Bước hai: Nâng hai cánh tay lên trên đầu và kiểm tra những thay đổi tương tự.
Bước ba: Hai tay vẫn ở trên đầu, kiểm tra xem có chất lỏng nào chảy ra từ núm vú không. Chất lỏng có thể có màu trắng đục, màu vàng hoặc hoặc đỏ tươi như máu.
Bước bốn: Nằm ngửa và thả lòng, dùng bàn tay trái để kiểm tra vú phải và ngược lại. Dùng ba ngón tay thẳng, xoay theo vòng tròn quanh vú. Di chuyển tay từ trên xuống dưới theo vòng xoắn ốc. Kiểm tra xem có khối u, cục cứng và mềm nào hay không. Nếu có cục, khối u bất thường cần đến ngay bệnh viển để kiểm tra.
Theo VnExpress