Khanhiếm lương thực là nguồn gốc của những bất ổn trên toàn cầu và ở mỗiquốc gia. Giải pháp ăn hạt bông hay trồng lúa dưới lòng đất đã tạo ra những hứng đi mới nhằm khắc phục tình trạng thiếu lương thực.
Theothống kê của Tổ chức Nông lương (FAO, thuộc Liên Hợp Quốc), những ngườikhông đủ ăn trên thế giới năm 2009 đã vượt qua con số 1 tỷ người.
Nhu cầu tiêu dùng lương thực thế giới năm 2050 ước tính tăng 70% so vớihiện nay. Như vậy, nhân loại sẽ phải đương đầu với nạn đói kém trên quymô lớn.
Hạt bông - giải pháp lương thực trong tương lai
Sự kết hợp của hàng loạt nhân tố như tác động của biến đổi khí hậu, nhucầu tiêu dùng tăng cao, sự tiêu dùng lãng phí của con người và ảnhhưởng của phong trào nhiên liệu sinh học... đã khiến cho lương thựcđang ngày càng trở thành một vấn đề nóng của thế giới.
Tuy thế, bên cạnh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng caonăng suất cây trồng, giới khoa học còn có những giải pháp táo bạo nhằmtạo ra những loại lương thực mới cho loài người.
Hạt bông là loại hạt chứa protein, nhưng lại có loại chất độc làgoosypol có khả năng làm tổn thương gan và tim. Chính vì thế, chỉ trâubò mới ăn được loại thực phẩm này vì dạ dày 4 ngăn của chúng có khảnăng tiêu hóa chất goosypol.
Vườn trồng lúa dưới tầng hầm tòa nhà Otemachi Nomura tại Tokyo. Ảnh: Daily Life |
Nhưng mới đây, một nhóm nhà khoa học Mỹ do tiến sĩ Keerti Rathore tạiTrường Đại học A&M đã sử dụng kỹ thuật biến đổi gen để loại trừchất độc goosypol ra khỏi các hạt bông.
Hạt bông có thể được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc và cũngcó thể đưa vào trong thực phẩm như sữa trứng, bánh mì, bánh kẹo và thựcphẩm khác.
Với tỷ lệ khoảng 22% protein, hạt bông sẽ trở thành một loại lương thựcquan trọng. Hơn nữa, cây bông chủ yếu được trồng ở các nước đang pháttriển và theo ước tính của các nhà khoa học, lượng bông được cả thếgiới trồng hiện nay chứa đủ protein để nuôi 500 triệu người/năm.
Trong loạt bông trồng thử nghiệm mới đây, cây bông phát triển bìnhthường và hàm lượng chất gossypol trong hạt ở mức cho phép với sức khỏecon người.
Lúa trong tầng hầm
Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản có một giải pháp độc đáo khác:hình thành một cánh đồng lúa ngay trong lòng một trong những thành phốđông dân nhất thế giới. Họ đã biến toàn bộ 2 tầng hầm của tòa nhàOtemachi Nomura tại trung tâm thương mại Tokyo thành nơi trồng lúa.
Ý tưởng ban đầu là của công ty nguồn nhân lực Pasona với mục đíchkhuyến khích thanh niên thành phố tham gia vào việc trồng trọt. Mặc dùđược trồng trong nhà, song những cây lúa vẫn cho bông trĩu nặng. Vớidiện tích 30 m2, họ đã thu hoạch được 60 kg gạo.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là mở ra một hướng đi mới trong việctrồng lúa cũng như các loại hoa quả và nhiều loại thực phẩm khác tạiNhật Bản.
Sau thành công của ý tưởng trồng lúa trong tầng hầm, công ty Pasonatiếp tục mở rộng việc nghiên cứu sang trồng lúa nước trong nhà kính,nhằm mang lại lợi ích cho người nông dân khi thời tiết ngày một khắcnghiệt do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Những nghiên cứu trên của Pasoma lập tức được Chính phủ Nhật Bản khuyếnkhích. Ông Taichi Sakaiya, cựu Bộ trưởng kinh tế kế hoạch Nhật Bản, chorằng: “Xã hội chúng ta cần nhiều hơn nữa những sản phẩm nông nghiệpđược trồng dưới lòng đất như thế. Mặc dù giá của chúng có thể cao gấp100 lần, song chắc chắn nó sẽ được thị trường chấp nhận”.
Sản xuất thịt nhân tạo |